Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Do đó, việc trang bị những kiến thức về giang mai là một vấn đề hết sức quan trọng để bảo vệ mình và người thân tránh khỏi căn bệnh xã hội đáng sợ này.

Việc phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng sẽ giúp bạn có những phương pháp điều trị và phòng lây lan một cách hợp lý. Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cụ thể về căn bệnh này. Cùng đón xem bên dưới nhé!

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai tên tiếng anh là syphilis, đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Theo số liệu thống kê năm 2016 thì có tới hơn 88.000 trường hợp mắc bệnh giang mai đã được thông báo với trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Hoa Kỳ.  Trong đó, tỷ lệ phụ nữ nhiễm bệnh ngày càng giảm trong khi ở nam giới lại có xu hướng tăng mạnh.

Những dấu hiệu cơ bản của bệnh thường là xuất hiện một hoặc vài vết loét nhỏ, không đâu. Chúng có thể xuất hiện xung quanh bộ phận sinh dục, trực tràng hoặc bên trong miệng. Những dấu hiệu này thường được gọi là chancre ( săng) và rất khó để phát hiện ngay.

Bệnh giang mai rất khó để chẩn đoán, cũng có những trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Tuy nhiên, nếu sớm phát hiện thì sẽ tốt cho người bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp không phát hiện và điều trị trong một thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho các bộ phận quan trọng như tim và não.

Căn bệnh này chỉ có thể lây lan qua người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với các virus giang mai. Chúng không thể truyền nhiễm bệnh thông qua việc xài vệ sinh, mặc quần áo chung hoặc cùng sử dụng các dụng cụ ăn uống của người khác.

Bệnh giang mai là gì?

Các giai đoạn của bệnh giang mai

Bệnh giang mai thường được chia làm 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1:  Sơ cấp
  • Giai đoạn 2:  Nổi phát ban
  • Giai đoạn 3:  Tiềm ẩn
  • Giai đoạn 4:  Biến chứng nguy hiểm

Trong đó, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 bệnh thường dễ lây nhiễm nhất. Tới giai đoạn tiềm ẩn bệnh vẫn hoạt động bình thường nhưng không xuất hiện triệu chứng. Chuyển qua giai đoạn 3 chính là giai đoạn tàn phá cơ thể nhất đối với sức khỏe.

Bệnh giang mai giai đoạn 1:  Sơ cấp

Đây là giai đoạn đầu của bệnh giang mai, chúng thường xảy ra vào khoảng 3 đến 4 tuần sau khi nhiễm khuẩn. Dấu hiệu ban đầu của bệnh thường xuất hiện những vết loét nhỏ, tròn thường được gọi là săng (chancre). Chancre thường không đau rát nhưng lại rất dễ lây nhiễm qua cho người khác. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào vi khuẩn có thể xâm nhập được vào cơ thể như trên hoặc trong các khu vực như miệng, bộ phận sinh dục hoặc trực tràng.

Xem thêm:  Human Papilloma Virus (HPV): Nguyên nhân, triệu trứng và cách điều trị

Thông thường các vết loét sẽ xuất hiện sau 3 tuần kể từ ngày lây nhiễm. Nhưng có thể phải mất từ 10 đến 90 ngày mới xuất hiện triệu chứng. Các vết loét thường tồn tại từ 2 đến 6 tuần.

Bệnh giang mai thường lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với các vết loét. Tình trạng này thường gặp khi quan hệ tình dục ngay cả quan hệ bằng miệng.

Bệnh giang mai giai đoạn 2: Nổi phát ban

Ở giai đoạn 2 bệnh giang mai thường đi kèm với các triệu chứng như nổi ban và đau họng. Thông thường, phát ban thường xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân hoặc ở bất cứ  mọi nơi trên cơ thể và thường không gây ngứa. Thậm chí có những trường hợp thường không phát hiện được mình bị phát ban do nhiễm giang mai trước khi nó biến mất.

Các triệu chứng khác của bệnh giang mai phát ban có thể bao gồm:

  • Đau đầu
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Giảm cân
  • Rụng tóc
  • Đau nhức khớp

Những triệu chứng này thường sẽ biến mất sau một thời gian dù có điều trị hay không. Dù điều trị hay không thì một số trường hợp vẫn mắc bệnh giang mai. Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh giang mai thứ phát thường bị nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác nên rất khó để phát hiện.

Bệnh giang mai giai đoạn 3: Tiềm ẩn

Đây chính là giai đoạn tiềm ẩn của bệnh. Lúc này các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh hoàn toàn biến mất và không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào trong giai đoạn này. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn còn trong cơ thể. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm trước khi tiến triển nặng hơn.

Bệnh giang mai giai đoạn 4: Biến chứng nguy hiểm

Giai đoạn cuối của bệnh giang mai thường gây ra những biến chứng nguy hiểm. Theo Mayo Clinic, khoảng 15 đến 30% người không được điều trị giang mai kịp thời sẽ bước vào giai đoạn này. Ở giai đoạn cuối bệnh thường xảy ra trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau khi bị nhiễm khuẩn. Ở thời kỳ này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Một số biến chứng nguy khác khác của bệnh giang mai giai đoạn cuối bao gồm:

  • Điếc
  • Bệnh tâm thần
  • Mất trí nhớ
  • Mô mềm và xương bị phá hủy
  • Rối loạn thần kinh, đột quỵ, viêm màng não
  • Bệnh tim
  • Bệnh lý về thần kinh như nhiễm trùng não hoặc tủy sống
  • Hình ảnh bệnh giang mai

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai như thế nào?

Nếu bạn nghi ngờ mình bị mắc bệnh giang mai, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Tại đây, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh để làm xét nghiệm và tiến hành các bước kiểm tra cơ thể một cách kỹ lưỡng. Nếu có vết loét, bán sẽ được lấy mẫu thử từ những vết loét này để xác định xem có phải vi khuẩn giang mai không.

Xem thêm:  Mang thai: dấu hiệu có thai và các phương pháp ngừa thai

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị các vấn đề về thần kinh do nhiễm bệnh giang mai ở giai đoạn cuối. Có thể bạn cần phải chọc dò tủy sống, hoặc chạm vào cột sống để lấy các dịch tủy. Dịch tủy sau khi lấy xong sẽ được bác sĩ đưa đi kiểm tra xem có sự xuất hiện của vi khuẩn giang mai hay không.

phụ nữ mang thai, bác sĩ có thể sàng lọc bệnh giang mai vì vi khuẩn có thể ở trong cơ thể bạn mà bạn không biết. Điều này giúp ngăn ngừa thai nhi bị nhiễm giang mai bẩm sinh. Bệnh giang mai bẩm sinh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ở trẻ thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Cách điều trị và chữa bệnh giang mai

Bệnh giang mai ở giai đoạn 1 và 2 thường có thể được điều trị bằng cách tiêm thuốc kháng sinh penicillin. Đây là một trong những loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất và thường có hiệu quả trong điều trị bệnh giang mai. Những người bị dị ứng với penicillin có thể sẽ được điều trị bằng một loại kháng sinh khác, chẳng hạn như:

  • Doxycycline
  • Azithromycin
  • Ceftriaxone

Nếu bạn bị thần kinh, bạn cần phải tiêm penicillin vào tĩnh mạch mỗi ngày. Do đó, bạn cần phải nằm viện trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, những nguy hại mà giang mai gây ra thường không thể chữa lành. Các vi khuẩn có thể bị tiêu diệt, nhưng điều trị thường chỉ có tác dụng giảm đau và khó chịu.

Trong suốt quá trình điều trị, nên hạn chế quan hệ cho đến khi những vết loét trên cơ thể đã được chữa lành và được bác sĩ cho phép. Vì nếu quan hệ ở giai đoạn này, bạn tình của bạn có thể sẽ bị lây nhiễm. Do đó, nếu đối tác của bạn bị nhiễm giang mai, bạn không nên tiếp tục quan hệ cho đến khi người đó đã được điều trị xong.

Cách phòng tránh bệnh giang mai

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh giang mai là quan hệ một cách an toan. Bạn nên sử dụng bao cao su trong bất kỳ loại quan hệ tình dục nào. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh như:

  • Sử dụng miếng chắn nha khoa hoặc bao cao su khi quan hệ tình dục bằng miệng
  • Tránh dùng chung đồ chơi tình dục
  • Được kiểm tra STI thường và chia sẻ với các đối tác của bạn về kết quả
  • Bệnh giang mai cũng có thể được truyền qua kim tiêm chung. Tránh dùng chung kim tiêm nếu sử dụng thuốc tiêm.

Một số biến chứng liên quan đến bệnh giang mai

Đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

Phụ nữ mang thai bị nhiễm giang mai có nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non. Người mẹ bị mắc bệnh giang mai có thể truyền nhiễm qua cho thai nhi gọi là giang mai bẩm sinh.

Bệnh giang mai bẩm sinh có thể đe dọa đến tính mạng của bé. Trẻ sinh ra bị nhiễm giang mai bẩm sinh thường có những biến chứng như:

  • Dị tật
  • Chậm phát triển
  • Co giật
  • Phát ban
  • Sốt
  • Gan, lách bị sưng
  • Thiếu máu
  • Vàng da
  • Mắc các bệnh viêm loét truyền nhiễm
Xem thêm:  Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs) - những điều cần biết

Nếu trẻ bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh mà không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến giai đoạn cuối. Điều này có thể khiến bé gặp một số biến chứng nguy hiểm về:

  • Xương
  • Răng
  • Mắt
  • Đôi tai
  • Não
  • Dễ lây nhiễm HIV

Những người mắc bệnh giang mai thường có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn người bình thường một cách đáng kể. Giang mai gây ra các vết loét do đó HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những người nhiễm HIV có thể gặp các triệu chứng giang mai khác với những người không nhiễm HIV. Nếu bạn bị nhiễm HIV, hãy nói chuyện với bác sĩ để biết thêm về cách nhận biết các triệu chứng của bệnh giang mai.

Khi nào nên đi kiểm tra bệnh giang mai?

ở giai đoạn đầu, người mắc bệnh giang mai thường không dễ dàng phát hiện bởi lúc này người mắc bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng gì. Thông thường, sang giai đoạn thứ 2 bệnh mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng phổ biến nhưng dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh phổ biến khác. Do đó, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây thì nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và kiểm tra bệnh.

  • Đã từng có quan hệ tình dục với người mắc bệnh giang mai
  • Đang mang thai
  • Là gái mại dâm
  • Đang ở tù
  • Có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người
  • Đối tác đã từng có quan hệ không an toàn với nhiều người
  • Là một người đàn ông nhưng có quan hệ tình dục với nam giới

Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, bạn cần phải tuân thủ và thực hiện đúng, đủ phương pháp điều trị. Hãy chắc chắn rằng mình đã sử dụng thuốc kháng sinh bác sinh kê đơn đầy đủ ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Ngoài ra, bạn cần phải tránh tuyệt đối mọi hoạt động tình dục cho đến khi vi khuẩn hoàn toàn biến mất và bác sĩ thông báo bạn đã an toàn. Đồng thời, bạn nên cân nhắc thêm đến việt xét nghiệm HIV để bảo vệ mình và người thân.

Những trường hợp dương tính với bệnh giang mai cần thông báo ngay cho tất cả đối tác tình dục gần đây nhất để họ có thể đi khám, xét nghiệm và điều trị bệnh kịp thời.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh giang mai và những điều bạn cần phải biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm và mối nguy hại của căn bệnh này và có những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và người thân một cách tốt nhất để tránh xa với căn bệnh xã hội nguy hiểm này.

Xem thêm các bài viết về bệnh xã hội khác:

Hoài Phương

Hoài Phương

Hoài Phương - Biên tập biên viên chính thức tại Rockit Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Rockit
Logo