Bệnh mất trí Alzheimer: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Theo thống kê thì hiện nay số người mắc bệnh Alzheimer hiện nay ngày càng tăng. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi hơn cũng có thể có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Người bị Alzheimer không chỉ gặp nhiều khó khăn và bất tiện cho chính bản thân mình mà còn cho cả những người thân xung quanh nữa.

Vậy bệnh cụ thể thì bệnh Alzheimer là gì? Những nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cùng Rockit tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nắm rõ hơn nhé!

Bệnh Alzheimer là gì?

Bệnh Alzheimer là một dạng tiến triển của bệnh sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ (dementia) là một thuật ngữ rộng hơn cho các tình trạng do chấn thương não hoặc các bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi gây ra. Những thay đổi này ảnh hưởng mật thiết đến các sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Theo Hiệp hội Alzheimer, bệnh này chiếm từ 60 đến 80 phần trăm các trường hợp bệnh nhân bị mất trí nhớ. Hầu hết những người mắc bệnh đều được chẩn đoán sau 65 tuổi. Nếu được chẩn đoán trước đó, nó thường được gọi là bệnh Alzheimer khởi phát sớm.

Hiện không có cách chữa trị cho bệnh Alzheimer, nhưng vẫn có những phương pháp điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Một số thông tin về bệnh Alzheimer

Mặc dù nhiều người đã nghe nói về bệnh Alzheimer, nhưng vẫn có nhiều người vẫn chưa biết chính xác nó là gì. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về tình trạng này:

  • Bệnh Alzheimer là một tình trạng liên tục và mãn tính.
  • Các triệu chứng của bệnh xuất hiện dần dần và tác động lên não bị thoái hóa, có nghĩa là chúng gây ra sự suy giảm chậm.
  • Không có cách chữa bệnh Alzheimer nhưng việc điều trị có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh Alzheimer nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Điều này bao gồm những người trên 65 tuổi và những người có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh này.
  • Bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ không giống nhau. Bệnh Alzheimer là một loại bệnh mất trí nhớ.
  • Không có kết quả duy nhất và cụ thể cho những người mắc bệnh Alzheimer. Một số người có thể sống trong một thời gian dài với tổn thương nhận thức nhẹ. Trong khi đó, những người khác có thể trải qua các triệu chứng khởi phát nhanh hơn và tiến triển bệnh nhanh hơn.

So sánh chứng mất trí nhớ với Alzheimer

Đôi khi các thuật ngữ này có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, hai tình trạng này không giống nhau. Alzheimer là một loại chứng mất trí nhớ.

Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ rộng hơn cho các bệnh lý có các triệu chứng liên quan đến mất trí nhớ như hay quên và nhầm lẫn. Chứng mất trí nhớ bao gồm các tình trạng cụ thể hơn, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, chấn thương sọ não và các bệnh khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này.

Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị cho các bệnh này có thể khác nhau. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở phần tiếp theo.

Xem thêm bài viết: Bệnh thấp khớp: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer và các yếu tố nguy cơ

Các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh Alzheimer nhưng họ đã xác định được các yếu tố nguy cơ nhất định, bao gồm:

  • Tuổi tác: hầu hết những người mắc bệnh Alzheimer đều từ 65 tuổi trở lên.
  • Gia đình: nếu bạn có một thành viên trong gia đình đã mắc phải Alzheimer, bạn cũng sẽ có nhiều khả năng mắc phải bệnh này.
  • Di truyền học: một số gen được tìm thấy có liên quan đến bệnh Alzheimer.

Khi có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ này xảy ra, cũng không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh Alzheimer. Những yếu tố này chỉ đơn giản sẽ khiến cho mức độ rủi ro của việc bạn mắc phải bệnh này sẽ cao hơn.

Để biết rõ hơn về các nguy cơ có thể phát triển bệnh, hãy trao đổi thêm với bác sĩ để có thể tìm hiểu về các mảng amyloid, rối loạn sợi thần kinh và các yếu tố khác có thể gây ra bệnh.

Xem thêm:  Mụn rộp sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh Alzheimer và di truyền

Mặc dù chưa có ai có thể xác định được nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer. Nhưng chắc chắn rằng, di truyền có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng. Một loại gen đặc biệt được các nhà nghiên cứu quan tâm là Apolipoprotein E (APOE ). Đây là loại gen có liên quan đến sự xuất hiện của các triệu chứng Alzheimer ở ​​người lớn tuổi.

Tiến hành xét nghiệm máu có thể xác định được bạn có loại gen này hay không. Từ đó có thể phân tích nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trong một số trường hợp khi ai đó có loại gen này, họ vẫn có thể không mắc bệnh Alzheimer.

Điều ngược lại cũng vẫn đúng đó chính là một người nào đó vẫn có thể mắc bệnh Alzheimer ngay cả khi họ không có loại gen trên. Vì thế, vẫn chưa có cách nào để biết chắc chắn việc ai đó sẽ có thể phát triển bệnh Alzheimer bởi có hay không mang trong mình loại gen trên.

Xem thêm bài viết: Chứng rối loạn da: triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Những triệu chứng của bệnh Alzheimer

Tất cả mọi người đều sẽ có những giai đoạn quên lãng theo thời gian. Nhưng những người mắc bệnh Alzheimer sẽ thể hiện những hành vi và triệu chứng đang diễn ra trong thời gian đó. Chúng có thể bao gồm:

  • Mất trí nhớ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như quên đi các cuộc hẹn.
  • Gặp rắc rối với các thao tác quen thuộc, chẳng hạn như sử dụng lò vi sóng.
  • Gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề.
  • Gặp rắc rối với lời nói hoặc văn bản.
  • Bị mất phương hướng về thời gian hoặc địa điểm.
  • Không đưa ra ý kiến hay phán xét.
  • Giảm mức độ thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân.
  • Thay đổi tâm trạng và tính cách.
  • Thường xuyên thất hứa với bạn bè, gia đình và những người xung quanh.

Triệu chứng của bệnh sẽ có những thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau của bệnh. Cùng tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh Alzheimer và những bước tiến triển thành các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Các giai đoạn của bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một bệnh tiến triển, có nghĩa là các triệu chứng sẽ dần dần nghiêm trọng hơn theo thời gian. Bệnh được chia thành bảy giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: không có triệu chứng ở giai đoạn này nhưng có thể có chẩn đoán sớm dựa trên tiền sử của gia đình khi đã có người từng mắc phải bệnh này.
  • Giai đoạn 2: các triệu chứng sớm nhất dần xuất hiện, chẳng hạn như hay quên.
  • Giai đoạn 3: một số vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần dần xuất hiện, chẳng hạn như giảm trí nhớ và bị mất tập trung. Những triệu chứng này chỉ có thể được để ý từ những người rất gần gũi với người bị mắc bệnh.
  • Giai đoạn 4: bệnh Alzheimer thường được chẩn đoán ở giai đoạn này, nhưng nó vẫn được coi là nhẹ. Trong giai đoạn này có thể gây ra mất trí nhớ và người mắc bệnh không có khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
  • Giai đoạn 5: các triệu chứng biến chuyển từ trung bình đến nặng, vì thế người bệnh cần có sự giúp đỡ của người thân hoặc người chăm sóc.
  • Giai đoạn 6: ở giai đoạn này, một người mắc bệnh Alzheimer có thể phải sự cần giúp đỡ trong các hoạt động cơ bản, chẳng hạn như ăn và mặc quần áo.
  • Giai đoạn 7: đây là giai đoạn nặng nhất và cuối cùng của bệnh. Trong giai đoạn này người bệnh có thể bị hạn chế về mặt ngôn ngữ, lời nói và thể hiện các nét mặt, cảm xúc.

Khi một người đã tiến triển qua các giai đoạn bệnh trên, họ sẽ cần sự hỗ trợ ngày càng nhiều từ người chăm sóc. Vì thế, hãy đảm bảo việc chăm sóc người bệnh một cách phù hợp để không khiến họ gặp phải các tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe.

Bệnh Alzheimer khởi phát sớm

Bệnh Alzheimer thường ảnh hưởng đến những người từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở những người có độ tuổi từ 40 hoặc 50. Tình trạng này được gọi là alzheimer khởi phát sớm, hoặc khởi phát trẻ hơn. Loại Alzheimer này ảnh hưởng đến khoảng 5 phần trăm tổng số những người mắc bệnh này.

Các triệu chứng của bệnh Alzheimer khởi phát sớm có thể bao gồm mất trí nhớ nhẹ và khó tập trung hoặc hoàn thành các công việc hàng ngày. Khi mắc phải bệnh lý này, trí nhớ của bạn sẽ mất dần theo thời gian xảy ra nhanh hơn. Các vấn đề về thị lực cũng bị ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là gặp các khó khăn về khoảng cách để nhìn rõ các sự vật.

Xem thêm:  Bệnh tim và những điều bạn cần biết về căn bệnh này

Xem thêm bài viết: Bệnh viêm xương khớp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chẩn đoán bệnh Alzheimer

Cách chính xác duy nhất để chẩn đoán người mắc bệnh Alzheimer là kiểm tra mô não của họ sau khi chết. Nhưng bác sĩ hiện nay cũng đã có thể sử dụng các kiểm tra và xét nghiệm khác để đánh giá khả năng tinh thần, chẩn đoán chứng mất trí và loại trừ các tình trạng khác.

Các bác sĩ có thể sẽ bắt đầu bằng cách hỏi bạn một số câu hỏi về:

  • Các triệu chứng.
  • Tình trạng sức khỏe và bệnh lý trong gia đình.
  • Tình trạng sức khỏe hiện tại hoặc trong quá khứ bạn đã trải qua.
  • Loại thuốc hiện tại bạn đang sử dụng hoặc trong quá khứ đã từng sử dụng.
  • Chế độ ăn uống, tình trạng uống rượu hoặc các thói quen sinh hoạt hằng ngày khác.

Trên cơ sở đó, bác sĩ có thể sẽ thực hiện một số xét nghiệm để giúp xác định xem bạn có mắc bệnh Alzheimer hay không.

Xét nghiệm Alzheimer

Không có một xét nghiệm nào chắc chắn để tìm ra bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sẽ làm một số xét nghiệm để xác định và chẩn đoán cho tình trạng của bạn. Đây có thể là các xét nghiệm tâm thần, thể chất, thần kinh và hình ảnh.

Bác sĩ sẽ có thể bắt đầu với một bài kiểm tra tình trạng tâm thần. Điều này có thể giúp họ đánh giá trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn của bạn và định hướng đến địa điểm và thời gian. Ví dụ, họ có thể hỏi bạn:

  • Hôm nay là ngày mấy?
  • Giám đốc của bạn là ai?
  • Đưa ra một danh sách để nhớ hoặc cho bạn nhớ lại một danh sách ngắn các từ.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất. Ví dụ, họ có thể kiểm tra huyết áp, đánh giá nhịp tim và đo nhiệt độ của bạn. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn có thể thu thập mẫu nước tiểu hoặc máu để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thần kinh để loại trừ các chẩn đoán có thể khác. Chẳng hạn như một vấn đề về bệnh lý cấp tính như nhiễm trùng hoặc đột quỵ. Trong kiểm tra này, họ sẽ kiểm tra phản xạ, trương lực cơ và lời nói của bạn.

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu các nghiên cứu hình ảnh não. Những nghiên cứu này, sẽ tạo ra hình ảnh của bộ não của bạn, có thể bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có thể giúp lấy các dấu hiệu quan trọng, chẳng hạn như viêm, chảy máu và các vấn đề cấu trúc.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Quét CT chụp ảnh X-quang có thể giúp bác sĩ tìm kiếm các đặc điểm bất thường trong não của bạn.
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET): Hình ảnh quét PET có thể giúp bác sĩ phát hiện sự tích tụ mảng bám. Mảng bám là một chất protein có liên quan đến các triệu chứng Alzheimer.

Các xét nghiệm khác mà bác sĩ của bạn có thể thực hiện bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra các gen có thể cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn hay không.

Xem thêm bài viết: Dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Thuốc điều trị cho bệnh Alzheimer

Không có cách chữa trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc và các phương pháp điều trị khác để giúp giảm bớt các triệu chứng và trì hoãn sự tiến triển của bệnh càng lâu càng tốt.

Đối với bệnh phát triển nhẹ đến trung bình, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc như donepezil (Aricept) hoặc Rivastigmine (Exelon). Những loại thuốc này có thể giúp duy trì nồng độ acetylcholine cao trong não của bạn. Đây là một loại chất dẫn truyền thần kinh có thể giúp hỗ trợ cho trí nhớ của bạn.

Để điều trị bệnh Alzheimer từ trung bình đến nặng, bác sĩ sẽ kê đơn donepezil (Aricept) hoặc memantine (Namenda). Memantine có thể giúp ngăn chặn tác dụng của glutamate dư thừa. Glutamate là một hóa chất trong não được giải phóng với số lượng cao hơn trong bệnh Alzheimer và làm hỏng các tế bào não.

Bác sĩ cũng có thể khuyên dùng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần để giúp điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh Alzheimer. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Phiền muộn.
  • Cảm thấy bồn chồn.
  • Hiếu chiến.
  • Dễ bị kích động.
  • Thường gặp ảo giác.

Các phương pháp điều trị Alzheimer khác

Ngoài việc dùng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng của bệnh. Ví dụ như:

  • Tập trung vào công việc của mình.
  • Hạn chế sự nhầm lẫn.
  • Hạn chế gây tranh chấp hay tranh cãi.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ mỗi ngày.
  • Giữ tâm lý bình tĩnh.
Xem thêm:  Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Một số người tin rằng vitamin E có thể giúp ngăn ngừa suy giảm khả năng tinh thần, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh điều này. Vì thế, hãy chắc chắn bằng việc hỏi bác sĩ trước khi dùng vitamin E hoặc bất kỳ chất bổ sung nào khác. Các chất bổ sung này có thể làm giảm tác dụng hoặc phản ứng lại vào một số loại thuốc bạn đang dùng để điều trị bệnh Alzheimer.

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Giống như việc không có cách nào để chữa trị bệnh Alzheimer, thì cũng không có biện pháp nào để phòng ngừa bệnh này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang tập trung vào các thói quen sinh hoạt và lối sống lành mạnh sẽ là cách ngăn chặn sự suy giảm nhận thức hiệu quả nhất.

Các biện pháp có thể ngăn chặn bệnh là:

  • Từ bỏ hút thuốc.
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Tập các bài tập huấn luyện về nhận thức.
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh giàu các loại thực vật.
  • Bổ sung nhiều các chất chống oxy hóa.
  • Duy trì một cuộc sống với các mối quan hệ xã hội tích cực.

Hãy trò chuyện và tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi thực hiện những thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn để đảm bảo cho một sức khỏe lành mạnh.

Chăm sóc người bệnh Alzheimer

Nếu bạn có người thân bị mắc bệnh Alzheimer, bạn có thể cân nhắc việc sẽ trở thành một người chăm sóc. Đây là một công việc chiếm hoàn toàn thời gian và thường không dễ dàng nhưng nó có thể sẽ rất bổ ích.

Trở thành một người chăm sóc cho căn bệnh này cần nhiều kỹ năng. Chúng bao gồm sự kiên nhẫn là trên hết, sự sáng tạo, sức chịu đựng và khả năng nhìn thấy niềm vui trong vai trò giúp ai đó bạn quan tâm có một cuộc sống thoải mái nhất có thể.

Là một người chăm sóc bệnh nhân, điều quan trọng là chăm sóc bản thân cũng như người thân yêu của bạn. Với trách nhiệm khi chăm bệnh sẽ có thể làm tăng nguy cơ căng thẳng, thiếu dinh dưỡng và thiếu tập thể dục cho người chăm. Vì thế, nếu bạn chọn đảm nhận vai trò của người chăm sóc, bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của những người chăm sóc chuyên nghiệp như điều dưỡng hay ý tá, cũng như các thành viên gia đình để cùng nhau hỗ trợ.

Số liệu thống kê liên quan đến bệnh Alzheimer

Dưới đây là các số liệu thống kê liên quan đến bệnh Alzheimer rất đáng lo ngại.

  • Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Alzheimer là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ sáu ở người trưởng thành tại Hoa Kỳ. Nó cũng đứng thứ năm trong số các nguyên nhân gây tử vong cho những người từ 65 tuổi trở lên.
  • Một nghiên cứu cho thấy 4,7 triệu người Mỹ trên 65 tuổi mắc bệnh Alzheimer năm 2010. Những nhà nghiên cứu này dự đoán rằng vào năm 2050, sẽ có 13,8 triệu người Mỹ mắc bệnh Alzheimer.
  • CDC ước tính rằng hơn 90 phần trăm những người mắc bệnh Alzheimer hoàn toàn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi họ trên 60 tuổi.
  • Bệnh Alzheimer là một căn bệnh tốn rất nhiều chi phí điều trị. Theo CDC, đã có hơn 259 tỷ đô la được chi cho căn bệnh này và chi phí chăm sóc chứng mất trí nhớ ở Hoa Kỳ vào năm 2017.

Bệnh Alzheimer là một căn bệnh phức tạp, và trong đó vẫn còn có nhiều điều chúng ta chưa biết. Điều chúng ta có thể biết chính là tình trạng bệnh sẽ xấu đi theo thời gian. Tuy nhiên, điều trị có thể giúp trì hoãn các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc bệnh.

Nếu bạn nghĩ rằng chính bản thân bạn hoặc người thân có thể mắc bệnh Alzheimer, việc đầu tiên bạn nên làm là tìm đến để trò chuyện cùng với bác sĩ. Các bác sĩ hay chuyên gia có thể giúp chẩn đoán, thảo luận về căn bệnh và giúp bạn kết nối với các dịch vụ hỗ trợ. Thậm chí nếu bạn quan tâm, các bác sĩ cũng có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc tham gia các thử nghiệm lâm sàng về căn bệnh này.

Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những cái nhìn chi tiết hơn về bệnh Alzheimer. Nếu bạn có những thông tin nào khác hữu lích, đừng ngại chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới nhé!

Hoài Phương

Hoài Phương

Hoài Phương - Biên tập biên viên chính thức tại Rockit Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Rockit
Logo