Chứng rối loạn da: triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Rối loạn da có nhiều loại, chúng khác nhau về triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Chúng có thể xuất hiện tạm thời nhưng cũng có thể ở lại trên da vĩnh viễn, có thể đau hoặc không có cảm giác gì. Bài viết này Rockit sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. 

Hầu hết các rối loạn da chúng ta thường gặp sẽ ở mức độ nhẹ, tuy nhiên vẫn có một số người mắc các bệnh về da nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn về da, một trong số đó là di truyền. Tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy có những dấu hiệu bất thường trên da.

Các loại rối loạn da khác nhau

Có nhiều loại rối loạn da khác nhau. Dưới đây là 25 loại thường gặp nhất.

Mụn trứng cá

  • Thường xuất hiện ở mặt, cổ, vai, ngực và lưng trên
  • Những vết mụn trên da bao gồm mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt hoặc các nang và nốt sần sâu, gây đau đớn
  • Có thể để lại sẹo, vết thâm hoặc làm tối da nếu không được điều trị.

Bệnh lở môi

  • Xuất hiện vết đỏ, đau, nhiều dịch lỏng gần miệng và môi
  • Khu vực bị ảnh hưởng thường sẽ râm ran hoặc nóng trước khi nhìn thấy vết lở
  • Lúc bùng phát cũng có thể đi kèm với các triệu chứng nhẹ, giống như cảm, sốt thấp, đau nhức cơ thể và sưng hạch bạch huyết.

Rộp da

  • Xuất hiện một vết phồng chứa đầy nước và trong trên da
  • Nó có thể nhỏ hơn 1cm (mụn nước) hoặc lớn hơn 1cm (bọng nước) và xuất hiện một mình hoặc theo cụm
  • Những vết rộp da này có thể tìm thấy bất cứ nơi nào trên cơ thể

Mề đay

  •  Tình trang ngứa, nổi hạt xảy ra sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
  • Những vết này đỏ, nóng và đau nhẹ khi chạm vào
  • Chúng thể nhỏ, tròn và hình vòng hoặc lớn và hình ngẫu nhiên

Dày sừng quang hóa

  • Bệnh dày sừng quang hóa thường có kích thước nhỏ hơn 2cm hoặc khoảng như một cục tẩy bút chì
  • Đó là những lớp da dày, có vảy, thô ráp.
  • Chúng xuất hiện trên các phần cơ thể tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như tay, cánh tay, mặt, da đầu và cổ.
  • Thường có màu hồng nhưng nhiều trường hợp có thể có màu nâu hoặc xám

Chứng đỏ mặt

  • Đây là bệnh da mãn tính, nó trải qua các chu kỳ mờ dần và tái phát
  • Chúng dễ tái phát bởi những nguyên nhân như thức ăn cay, đồ uống có cồn, ánh sáng mặt trời, căng thẳng và vi khuẩn đường ruột Helicobacter pylori
  • Có bốn loại bệnh đỏ mặt bao gồm rất nhiều triệu chứng khác nhau
  • Các triệu chứng thường gặp bao gồm đỏ bừng mặt, nổi mụn đỏ, đỏ da mặt, khô da và da trở nên nhạy cảm.

Bệnh hậu bối

  • Là khối u đỏ, đau và châm chích dưới da
  • Khi xuất hiện chúng có thể kèm theo sốt, đau nhức và mệt mỏi
  • Có thể gây sạm da hoặc rỉ nước

Dị ứng mủ nhựa

Tình trạng này được coi là tình trạng y tế nghiêm trọng cần được chăm sóc khẩn cấp.

  • Là tình trạng phát ban có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với những sản phẩm latex.
  • Những nốt mề đay đỏ, nóng, ngứa xuất hiện ở vị trí tiếp xúc với latex, chúng làm bề mặt da khô và có những lớp vảy mỏng.
  • Các hạt latex trong không khí có thể gây ho, sổ mũi, hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt
  • Dị ứng nặng với latex có thể gây sưng và khó thở.

Bệnh chàm

  • Chàm là các mảng vảy màu vàng hoặc trắng bong ra trên da
  • Các khu vực bị ảnh hưởng có thể có màu đỏ, ngứa, bóng nhờn hoặc dầu
  • Những khu vực bị phát ban có thể xuất hiện tình trạng rụng lông

Bệnh vẩy nến

  • Những lớp vảy, màu bạc và rõ ràng xuất hiện trên da
  • Thường nằm ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới
  • Có thể gây ngứa hoặc không có cảm giác gì

Viêm mô tế bào

Cũng giống với tình trạng của dị ứng mủ nhựa, viêm mô tế bào là một vấn đề nghiêm trọng này cần được chăm sóc y tế.

  • Nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập qua vết nứt hoặc vết cắt trên da
  • Triệu chứng là da đỏ, đau, sưng có hoặc không chảy ra mà lan nhanh
  • Nóng và mềm khi chạm vào
  • Sốt, ớn lạnh và vết đỏ do phát ban là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế

Bệnh sởi

  • Các triệu chứng của sởi bao gồm sốt, đau họng, đỏ, chảy nước mắt, chán ăn, ho và sổ mũi
  • Là những vết phát ban đỏ lan từ mặt xuống cơ thể từ ba đến năm ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên
  • Xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ với trung tâm màu trắng xanh bên trong miệng.
Xem thêm:  Trichomonas là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ung thư biểu mô tế bào đáy

  • Những vùng da nổi lên, cứng và nhợt nhạt giống như một vết sẹo
  • Các vùng da như mái vòm, màu hồng hoặc đỏ, sáng bóng và có vùng trung tâm lõm xuống giống như một miệng núi lửa
  • Mạch máu xuất hiện nhiều
  • Dễ chảy máu hoặc vết thương rỉ ra mà dường như không lành, hoặc lành nhưng sau đó xuất hiện trở lại.

Ung thư tế biểu mô bào vảy

  • Thường xảy ra ở những khu vực tiếp xúc với bức xạ UV, như mặt, tai và mu bàn tay
  • Những vết vảy đỏ trên da phát triển thành một vết sưng nổi lên
  • Chúng dễ chảy máu và không lành, hoặc lành nhưng sau đó xuất hiện trở lại

Ung thư hắc tố

  • Đây là dạng ung thư da nghiêm trọng nhất, phổ biến ở những người có làn da trắng
  • Nốt ruồi xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, chúng có các cạnh hình dạng không đều, bất đối xứng và nhiều màu sắc
  • Nốt ruồi có thể thay đổi màu sắc và ngày càng lớn hơn theo thời gian
  • Chúng thường có kích thước lớn hơn một cục tẩy bút chì

Xem thêm: Ung thư – Những kiến thức không được bỏ qua

Bệnh Lupus

  • Bệnh lupus có các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, đau đầu, sốt và sưng hoặc đau khớp
  • Là phát ban dạng vảy, hình đĩa mà không ngứa hoặc đau
  • Các mảng màu đỏ có vảy hoặc hình dạng vòng phổ biến nhất nằm ở vai, cẳng tay, cổ và thân trên
  • Phát ban đỏ, nóng lan ra khắp má và sống mũi như cánh bướm, tình trạng này xấu đi khi tiếp xúc với ánh mặt trời.

Viêm da tiếp xúc

  • Xuất hiện vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
  • Phát ban có đường viền rõ ràng và xuất hiện ngay khu vực da bạn chạm vào chất kích thích
  • Da bị ngứa, đỏ, đóng vảy hoặc thô ráp
  • Các vết phồng rỉ ra hoặc trở nên giòn

Bệnh bạch biến

  • Mất sắc tố trong da do sự phá hủy tự miễn của các tế bào tạo màu cho da
  • Dạng tiêu điểm: mất sắc tố chỉ trong một vài khu vực nhỏ rồi hợp nhất với nhau tạo thành mảng lớn
  • Dạng phân đoạn: mất sắc tố ở một bên của cơ thể
  • Mất màu lông ở vị trí ảnh hưởng

Mụn cóc

  • Nguyên nhân gây nên do nhiều loại virus khác nhau gọi là papillomavirus ở người (HPV)
  • Có thể xuất hiện trên da hoặc niêm mạc
  • Chúng có thể xảy ra đơn lẻ hoặc theo nhóm
  • Có thể lây cho người khác

Bệnh thủy đậu

  • Xuất hiện các đám mụn nước ngứa, đỏ, chứa đầy chất lỏng trong các giai đoạn khác nhau trên khắp cơ thể
  • Phát ban đi kèm với sốt, đau nhức cơ thể, đau họng và chán ăn
  • Chúng có thể truyền nhiễm cho đến khi tất cả các mụn nước vỡ ra.

Eczema da dầu

  • Các mảng vảy màu vàng hoặc trắng bong ra
  • Các khu vực bị ảnh hưởng có thể có màu đỏ, ngứa, bóng nhờn hoặc dầu
  • Rụng lông trong vùng bị ảnh hưởng

Dày sừng nang lông

  • Đây là tình trạng da thường gặp nhất ở cánh tay và chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở mặt, mông và thân
  • Xuất hiện rõ ràng ở độ tuổi tầm 30
  • Các mảng da xuất hiện nhấp nhô, hơi đỏ và cảm thấy thô ráp
  • Chúng có thể trở nên tồi tệ hơn trong thời tiết khô

Bệnh nấm da

  • Phát ban có vảy hình tròn với đường viền nổi
  • Vùng da ở giữa vòng rõ ràng và khỏe mạnh, các cạnh của vòng lan ra bên ngoài
  • Cảm giác ngứa

Nám da

  • Đây là tình trạng da phổ biến khiến các mảng tối xuất hiện trên mặt và thi thoảng cũng có ở cổ, ngực hoặc cánh tay
  • Nám phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai (chloasma), những người có màu da sẫm và phơi nắng nhiều
  • Không có triệu chứng nào khác ngoài sự đổi màu da
  • Chúng có thể tự biến mất trong vòng một năm hoặc có thể ở trên da vĩnh viễn.

Bệnh chốc

  • Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Thường xuất hiện ở khu vực xung quanh miệng, cằm và mũi
  • Những vết mụn đỏ khó chịu và mụn nước dễ dàng bật lên, tạo thành một lớp vỏ màu mật ong.

Xem thêm bài viết: Đau cơ xơ và những điều bạn cần biết về căn bệnh này

Rối loạn da tạm thời

Có nhiều tình trạng rối loạn da tạm thời, bao gồm viêm da tiếp xúc và dày sừng nang lông.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất. Đây là tình trạng do tiếp xúc với hóa chất hoặc các vật liệu gây kích ứng. Những chất này có thể kích hoạt phản ứng khiến da bị ngứa, đỏ và viêm. Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc không nghiêm trọng, nhưng chúng có thể khá ngứa nên gây khó chịu cho người bệnh. Phương pháp điều trị điển hình là kem bôi ngoài da và tránh các chất gây kích ứng.

Xem thêm:  Ung thư - Những kiến thức không được bỏ qua

Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông là một tình trạng gây ra những vết sưng nhỏ, sần sùi trên da. Những vết sưng này thường xuất hiện ở cánh tay trên, đùi hoặc má. Chúng thường có màu đỏ hoặc trắng, không đau và ngứa. Đây là vấn đề không mấy nghiêm trọng, bạn có thể dùng kem bôi để cải thiện vẻ ngoài của da.

Rối loạn da vĩnh viễn

Có một số tình trạng rối loạn da mãn tính, có mặt từ khi sinh ra hoặc xuất hiện đột ngột trong quá trình sống sau này.

Nhiều loại rối loạn da vĩnh viễn không rõ nguyên nhân gây ra. Nhưng vẫn có những phương pháp điều trị chúng hiệu quả, ngăn sự trở lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chúng không thể chữa được triệt để và các triệu chứng có thể xuất hiện lại bất cứ lúc nào. Một số loại rối loạn da vĩnh viễn bao gồm:

  • Bệnh đỏ mặt: xuất hiện các vết sưng nhỏ, đỏ, có mủ trên mặt
  • Bệnh vảy nến: gây ra các vảy, ngứa và khô
  • Bệnh bạch biến: xuất hiện các mảng da lớn, không đều màu

Rối loạn da ở trẻ em

Rối loạn da là tình trạng phổ biến ở trẻ em. Trẻ em có thể mắc phải nhiều tình trạng da giống như người lớn. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về da liên quan đến việc sử dụng tã. Vì thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ khác và vi khuẩn, nên trẻ em sẽ gặp các loại rối loạn da mà hiếm khi xảy ra ở người lớn. Nhiều vấn đề về da ở thời thơ ấu sẽ biến mất khi lớn lên, nhưng trẻ cũng có thể bị di truyền các rối loạn da vĩnh viễn. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể điều trị rối loạn da ở trẻ em bằng các loại kem bôi, thuốc bôi hoặc thuốc đặc trị.

Các rối loạn da phổ biến ở trẻ em bao gồm:

  • Bệnh chàm
  • Hăm tã
  • Viêm tiết bã nhờn
  • Thủy đậu
  • Bệnh sởi
  • Mụn cóc
  • Mụn trứng cá
  • Bệnh thứ năm
  • Mề đay
  • Nấm da
  • Phát ban do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm
  • Phát ban do dị ứng

Triệu chứng của rối loạn da

Rối loạn da có một loạt các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng trên da xuất hiện không phải lúc nào cũng là kết quả của rối loạn da mà nhiều khi chúng là dấu hiệu của những tình trạng khác. Ví dụ các triệu chứng như mụn nước, phồng rộp, mảng ngứa có thể do những chiếc quần bó sát hay giày mới gây nên. Tuy nhiên, các vấn đề về da không có nguyên nhân rõ ràng có thể báo hiệu tình trạng da thực sự cần điều trị.

Triệu chứng của rối loạn da bao gồm:

  • Nổi vết có màu đỏ hoặc trắng
  • Phát ban có thể gây đau hoặc ngứa
  • Da có vảy hoặc thô ráp
  • Lột da
  • Lở loét
  • Vết loét mở hoặc tổn thương
  • Da khô, nứt nẻ
  • Mảng da bị đổi màu
  • Da nổi mụn thịt, mụn cóc hoặc các loại mụn khác
  • Thay đổi màu sắc hoặc kích thước nốt ruồi
  • Mất sắc tố da
  • Bóng dầu quá mức

Nguyên nhân gây rối loạn da

Nguyên nhân phổ biến của rối loạn da bao gồm:

  • Vi khuẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông da và nang lông
  • Nấm, ký sinh trùng hoặc vi sinh vật sống trên da
  • Virus
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng, chất kích thích hoặc da bị lây bệnh từ người khác
  • Yếu tố di truyền
  • Bệnh ảnh hưởng đến tuyến giáp, hệ thống miễn dịch, thận và các hệ thống cơ thể khác

Nhiều loại bệnh và các yếu tố lối sống cũng có thể dẫn đến sự phát triển của một số tình trạng rối loạn da. Nhiều loại rối loạn da chưa được xác nguyên nhân chính xác.

Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột là một thuật ngữ dùng chung cho các rối loạn đường ruột gây viêm đường tiêu hóa kéo dài. Những rối loạn liên quan đến ruột thường gây ra các vấn đề về da. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh này có thể gây ra một số tình trạng da, chẳng hạn như:

  • Thịt dư da
  • Bệnh nứt hậu môn
  • Viêm lở miệng tái hồi
  • Viêm mạch
  • Bạch biến
  • Bệnh chàm dị ứng

Bệnh tiểu đường

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải những vấn đề về da chỉ ảnh hưởng đến những người bị bệnh này. Nhiều tình trạng xảy ra thường xuyên ở những người mắc bệnh tiểu đường là vì bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề lưu thông máu. Rối loạn da liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Nhiễm trùng vi khuẩn, chẳng hạn như nhọt, cái chắp (ở mắt) và viêm nang lông
  • Nhiễm nấm, chẳng hạn như nấm da chân, nấm da và nấm men
  • Bệnh gai đen
  • Mụn nước tiểu đường
  • Teo da đái tháo đường
  • Xơ cứng ngón tay

Lupus

Lupus là một bệnh viêm mãn tính có thể làm tổn thương da, khớp hoặc các cơ quan bên trong cơ thể. Các vấn đề về da phổ biến xảy ra từ bệnh lupus bao gồm:

  • Vết thương thương tròn trên mặt và đầu
  • Vết thương dày, đỏ, có vảy
  • Vết thương hình tròn màu đỏ trên các bộ phận cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
  • Phát ban phẳng trên mặt và cơ thể trông giống như bị cháy nắng
  • Đốm đỏ, tím hoặc đen trên ngón tay và ngón chân
  • Vết loét bên trong miệng và mũi
  • Đốm đỏ nhỏ trên chân
Xem thêm:  Bệnh viêm xương khớp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mang thai

Mang thai gây ra những thay đổi đáng kể về nồng độ hormone có thể dẫn đến các vấn đề về da. Những tình trạng về da từ trước có thể thay đổi hoặc trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Hầu hết các tình trạng da phát sinh trong thai kỳ sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra. Nhưng cũng có những loại bệnh về da cần được hỗ trợ y tế trong khi mang thai nếu không sẽ tồn tại trên da lâu dài.

Tình trạng da phổ biến do mang thai bao gồm:

  • Vết rạn da
  • Nám
  • Bọng nước
  • Nổi mề đay mẩn ngứa và mảng bám
  • Bệnh chàm

Căng thẳng

Căng thẳng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến việc xuất hiện hoặc làm nặng thêm các rối loạn về da. Các vấn đề về da liên quan đến căng thẳng bao gồm:

  • Bệnh chàm
  • Vẩy nến
  • Mụn trứng cá
  • Bệnh đỏ mặt
  • Bệnh khô da
  • Bạch biến
  • Mề đay
  • Viêm da tiết bã nhờn
  • Bệnh rụng tóc

Ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời có thể gây ra nhiều rối loạn da khác nhau. Một số chúng phổ biến và vô hại, nhưng một số khác thì hiếm và mang lại tác hại nghiêm trọng. Nếu nhận ra chứng rối loạn da do mặt trời gây sẽ giúp cho việc điều trị đúng cách và hiệu quả.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các tình trạng da như sau:

  • Nốt ruồi
  • Nếp nhăn
  • Cháy nắng
  • Dày sừng quang hóa
  • Ung thư da bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy , ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư hắc tố
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Điều trị rối loạn da

Nhiều loại rối loạn da có thể điều trị. Các phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng da bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine
  • Kem bôi và thuốc mỡ
  • Kháng sinh
  • Tiêm vitamin hoặc steroid
  • Trị liệu bằng laser
  • Thuốc theo toa

Không phải tất cả các rối loạn da đều cần điều trị. Một số loại có thể biến mất mà không cần can thiệp tới. Những người bị rối loạn da vĩnh viễn thường trải qua các giai đoạn của các triệu chứng nghiêm trọng. Dù không thể điều trị được nhưng có nhiều phương pháp giúp vấn đề rối loạn da vĩnh viễn thuyên giảm đi nhiều. Tuy nhiên, hầu hết chúng sẽ xuất hiện trở lại do một số tác nhân, chẳng hạn như căng thẳng hoặc bệnh tật.

Chúng ta có thể điều trị các rối loạn da tạm thời bằng:

  • Dược phẩm
  • Sản phẩm chăm sóc da không kê đơn
  • Thực hành vệ sinh tốt
  • Điều chỉnh lối sống chẳng hạn như thực hiện một số thay đổi chế độ ăn uống

Phòng ngừa rối loạn da

Một số rối loạn da không thể phòng ngừa được, bao gồm các tình trạng di truyền và một số vấn đề về da do các bệnh khác gây nên. Tuy nhiên, có nhiều loại chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa chúng xuất hiện.

Thực hiện theo các mẹo sau để ngăn ngừa rối loạn da nhiễm trùng:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên.
  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và ly uống nước với người khác.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với da của những người bị nhiễm trùng.
  • Vệ sinh mọi thứ trong không gian công cộng, chẳng hạn như thiết bị phòng tập thể dục, trước khi sử dụng chúng.
  • Không chia sẻ vật dụng cá nhân, chẳng hạn như chăn, bàn chải tóc hoặc đồ bơi.
  • Ngủ ít nhất bảy giờ mỗi đêm.
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh căng thẳng quá mức về thể chất hoặc tinh thần.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống dinh dưỡng.
  • Tiêm vắc-xin cho các tình trạng da nhiễm trùng, chẳng hạn như thủy đậu.

Rối loạn da không nhiễm trùng, chẳng hạn như mụn trứng cá và viêm da dị ứng vẫn có thể phòng ngừa được. Phương pháp phòng ngừa khác nhau tùy thuộc vào điều kiện. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa một số rối loạn da không nhiễm trùng:

  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng và nước mỗi ngày.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm.
  • Tránh các chất gây dị ứng môi trường và chế độ ăn uống.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh hoặc các chất kích thích khác.
  • Ngủ ít nhất bảy giờ mỗi đêm.
  • Uống nhiều nước.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Bảo vệ làn da khỏi thời tiết quá lạnh, nóng và gió.

Tìm hiểu về chăm sóc da đúng cách và điều trị rối loạn da rất quan trọng đối với sức khỏe của làn da. Một số loại rối loạn cần được sự hỗ trợ của bác sĩ, nhưng một số khác bạn có thể tự mình thực hiện như ăn uống dinh dưỡng hay thay đổi lối sống lành mạnh. Bạn nên tìm hiểu về các triệu chứng hoặc tình trạng da và nói chuyện với bác sĩ để xác định phương pháp điều trị tốt nhất.

Hoài Phương

Hoài Phương

Hoài Phương - Biên tập biên viên chính thức tại Rockit Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Rockit
Logo