Đau mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau là 1 trạng thái bình thường của con người. Tuy nhiên nếu cơn đau thường xuyên tái phát và lặp lại thì bạn nên cẩn thận. Vì rất có khả năng đó chính là đau mãn tính. Dù căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng về lâu dài nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người bệnh. 

Đau mãn tính được hiểu là các cơn đau tái đi tái lại liên tục ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Hiện nay vẫn chưa có thuốc hay phương pháp chữa trị hết hoàn toàn đau mãn tính. Tuy nhiên việc hiểu rõ về nó cũng như các phương pháp hỗ trợ cũng giúp bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng Rockit theo dõi bài viết sau đây.

Đau mãn tính là gì?

Tất cả mọi người đều thỉnh thoảng bị đau nhức. Trên thực tế, cơn đau đột ngột là 1 phản ứng quan trọng của hệ thống thần kinh. Phản ứng này nhằm cảnh báo bạn về chấn thương có thể xảy ra. Khi xảy ra chấn thương, tín hiệu đau đi từ vùng bị thương lên tủy sống và đến não của bạn.

Các cơn đau thường sẽ trở nên ít nghiêm trọng khi vết thương lành lại. Tuy nhiên, đau mãn tính khác với những cơn đau thông thường. Với cơn đau mãn tính, cơ thể bạn tiếp tục gửi tín hiệu đau đến não, ngay cả sau khi vết thương đã lành. Điều này có thể kéo dài vài tuần thậm chí đến nhiều năm sau.

Đau mãn tính có thể hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Đồng thời nó còn giảm tính linh hoạt, sức mạnh và sức chịu đựng bệnh nhân. Điều này có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vượt qua các công việc và hoạt động hàng ngày.

Đau mãn tính được định nghĩa là các cơn đau kéo dài ít nhất 12 tuần. Cơn đau có thể cảm nhận rõ rệt hoặc âm ỉ, gây ra cảm giác nóng rát hoặc đau ở các khu vực bị ảnh hưởng. Cơn đau có thể ổn định hoặc không liên tục, thậm chí nó đến và đi mà không có lý do rõ ràng.

Xem thêm:  Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs) - những điều cần biết

Cơn đau mãn tính có thể xảy ra ở hầu hết mọi khu vực trên cơ thể. Ở mỗi khu vực bị ảnh hưởng bạn có thể cảm thấy những cơn đau khác nhau.

Một số cơn đau mãn tính phổ biến nhất hiện nay:

  • Đau đầu.
  • Đau sau phẫu thuật.
  • Đau sau chấn thương.
  • Đau lưng dưới.
  • Đau ung thư.
  • Đau khớp.
  • Đau thần kinh (đau do tổn thương thần kinh).
  • Đau do tâm lý (đau này không phải do bệnh tật, chấn thương hoặc tổn thương thần kinh).

Theo nghiên cứu của Học viện Thuốc giảm đau Hoa Kỳ, có hơn 1.5 tỷ người trên thế giới bị đau mãn tính. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khuyết tật mãn tính ở Việt Nam, ảnh hưởng đến hơn 50 triệu người Việt Nam.

Xem thêm bài viết: Bệnh thấp khớp: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân của đau mãn tính?

Đau mãn tính thường được gây ra bởi 1 chấn thương xuất hiện đầu tiên, chẳng hạn như bong gân hoặc căng cơ. Người ta tin rằng cơn đau mãn tính hình thành và phát triển sau khi dây thần kinh bị tổn thương. Tổn thương thần kinh làm cho cơn đau trở nên dữ dội và kéo dài. Trong những trường hợp này, điều trị chấn thương tiềm ẩn có thể không giải quyết được cơn đau mãn tính.

Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, con người trải qua cơn đau mãn tính mà không có bất kỳ tổn thương nào trước đó. Nguyên nhân chính xác của đau mãn tính mà không bị thương hiện nay chưa được xác định rõ. Cơn đau đôi khi có thể xuất phát từ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như:

  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính (suy nhược cơ thể): Đặc trưng là sự mệt mỏi kéo dài thường đi kèm với cơn đau.
  • Lạc nội mạc tử cung: Một loạt cơn đau xảy ra khi niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung.
  • Đau cơ xơ: Đau lan rộng ở xương và cơ.
  • Bệnh viêm ruột: Tình trạng đau, viêm mãn tính trong đường tiêu hóa.
  • Viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quang): Một tình trạng mãn tính gây áp lực lên bàng quang tạo ra các cơn đau.
  • Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMJ): Một tình trạng gây đau cho hệ thống nhai khi mở hoặc đóng hàm.
  • Hội chứng Vulvodynia: đau âm hộ mãn tính xảy ra không có nguyên nhân rõ ràng.
Xem thêm:  Bệnh truyền nhiễm Chlamydia: triệu trứng, cách điều trị

Xem thêm bài viết: Chứng rối loạn da: triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Đối tượng có nguy cơ bị đau mãn tính

Cơn đau mãn tính có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Ngoài tuổi tác, các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mãn tính như:

  • Bị chấn thương.
  • Phẫu thuật.
  • Nữ giới.
  • Thừa cân hoặc béo phì.

Điều trị đau mãn tính

Mục tiêu chính của việc điều trị là giảm đau và tăng cường vận động. Điều này giúp bạn trở lại các hoạt động hàng ngày mà không cảm giác khó chịu.

Mức độ nghiêm trọng và tần suất cơn đau mãn tính có thể khác nhau tùy vào mỗi người. Vì vậy, các bác sĩ sẽ tạo ra kế hoạch quản lý đau cụ thể cho từng bệnh nhân.

Kế hoạch quản lý đau sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào của người bệnh. Phương pháp điều trị y tế, thay đổi lối sống hoặc kết hợp các phương pháp này có thể được áp dụng để điều trị cơn đau mãn tính.

Thuốc để giảm đau mãn tính

Một số loại thuốc có sẵn có thể hỗ trợ điều trị đau mãn tính. Đây là 1 vài cái tên mà bạn nên tham khảo:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Bao gồm acetaminophen (Tylenol) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin (Bufferin), ibuprofen (Advil).
  • Thuốc giảm đau opioid: Bao gồm morphin (MS Contin), codeine và hydrocodone (Tussigon).
  • Thuốc giảm đau bổ trợ: Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật.

Phương pháp y tế điều trị đau mãn tính

Một số phương pháp y tế cũng có thể hỗ trợ điều trị đau mãn tính. Sau đây là 1 vài ví dụ bạn có thể tham khảo:

  • Kích thích điện: Làm giảm cơn đau bằng cách đưa những cú sốc điện nhẹ vào cơ bắp của bạn.
  • Phong bế thần kinh (gây tê thần kinh ngoại vi): Là 1 mũi tiêm ngăn chặn các dây thần kinh gửi tín hiệu đau đến não của bạn.
  • Châm cứu: Chính là phương pháp châm nhẹ lên da bằng kim tiêm để giảm đau.
  • Phẫu thuật: Điều chỉnh các vết thương có thể do chữa lành không đúng cách và góp phần vào cơn đau của bạn.

Thay đổi lối sống để điều trị đau mãn tính

Ngoài ra, việc thay đổi lối sống cũng sẽ giúp bạn giảm đau mãn tính. Sau đây là 1 số phương pháp bạn có thể tham khảo:

  • Vật lý trị liệu.
  • Thái cực quyền.
  • Yoga.
  • Nghệ thuật và âm nhạc trị liệu.
  • Vật nuôi trị liệu.
  • Tâm lý trị liệu.
  • Xoa bóp.
  • Thiền.
Xem thêm:  Rận mu: Nguyên nhân, Triệu chứng và phương pháp điều trị

Xem thêm bài viết: Bệnh viêm xương khớp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đối phó với cơn đau mãn tính

Không có cách chữa trị hoàn toàn đau mãn tính, nhưng tình trạng này có thể được kiểm soát hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải tuân thủ kế hoạch kiểm soát cơn đau để giúp giảm triệu chứng.

Nỗi đau thể xác có liên quan đến nỗi đau cảm xúc, vì vậy cơn đau mãn tính có thể làm bạn thêm căng thẳng. Rèn luyện kỹ năng cảm xúc có thể giúp bạn đối phó với bất kỳ tình trạng căng thẳng nào liên quan đến cơn đau. Dưới đây là 1 số bước bạn có thể thực hiện để giảm căng thẳng:

  • Chăm sóc cơ thể tốt: Ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giảm căng thẳng hiệu quả.
  • Tiếp tục tham gia các hoạt động hàng ngày: Bạn có thể giúp tâm trạng vui vẻ và giảm căng thẳng bằng cách tham gia các hoạt động yêu thích, giao lưu với bạn bè. Đau mãn tính có thể làm cho bạn gặp khó khăn để thực hiện 1 số hoạt động. Nhưng việc tự cô lập bản thân có thể cho bạn cái nhìn tiêu cực hơn về tình trạng bệnh và tăng sự nhạy cảm với nỗi đau.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Bạn bè, gia đình và các nhóm hỗ trợ có thể giúp đỡ và mang lại cho bạn sự thoải mái trong những lúc khó khăn. Dù đang gặp rắc rối với các công việc hàng ngày hay buồn chán, 1 người bạn thân hoặc người trong nhà có thể giúp đỡ bạn.

Xem thêm bài viết: Bệnh vẩy nến: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào hỗ trợ chữa trị dứt điểm đau mãn tính. Điều quan trọng bạn chỉ cần áp dụng các lời khuyên trong bài và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu thực hiện đúng như vậy, bạn sẽ có thể thực hiện được nhiều hoạt động hàng ngày mà không cần nhờ ai trợ giúp. Nó sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn dù có bị đau mãn tính tấn công.

Hoài Phương

Hoài Phương

Hoài Phương - Biên tập biên viên chính thức tại Rockit Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Rockit
Logo