Human Papilloma Virus (HPV): Nguyên nhân, triệu trứng và cách điều trị

Human Papillomavirus (HPV) hay còn được gọi là nhiễm trùng HPV sinh dục. Đây là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay nhưng vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm.

Virus Human Papilloma thường đi kèm với những biến chứng nguy hiểm và có thể dễ dàng lây lan ngay cả khi chỉ tiếp xúc da mà không có các hoạt động tình dục nào. Do đó, việc trang bị những thông tin cần thiết về bệnh cùng các biện pháp phòng ngừa bệnh là một trong những yếu tố hết sức quan trọng giúp bảo vệ mình và người thân tránh xa những căn bệnh quái ác này.

Vậy Human Papillomavirus là gì? Chúng sẽ có ảnh hưởng như thế nào với người bệnh và phòng ngừa, điều trị bệnh ra sao?  Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những thông tin cần thiết về căn bệnh truyền nhiễm này để mọi người có thể hiểu và tìm ra phương pháp phòng ngừa bệnh hợp lý.

Human Papillomavirus là gì?

Human papillomavirus (HPV)bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục hoặc tiếp xúc da giữa người với người. Hiện nay, có tới hơn 100 loại virus HPV trong đó trên 40 loại có thể lây nhiễm qua các hoạt động tình dục. Chúng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục, miệng hoặc cổ họng. Một số khác có thể lây qua da nếu vô tình chạm phải người bệnh.

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thì HPV là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất( STI). Nó phổ biến tới mức hầu hết tất cả những người có các hoạt động tình dục đều có thể bị lây nhiễm tại một thời điểm nào đó ngay cả khi họ có ít bạn tình.

Một số trường hợp nhiễm HPV sinh dục có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hay vấn đề gì về sức khỏe. Tuy nhiên, một số virus HPV khác có thể gây ra các gây ra các vấn đề như nổi mụn cóc ở bộ phận sinh dục, thậm chí là ung thư tử cung, hậu môn và cổ họng.

Nguyên nhân bị nhiễm Human Papillomavirus

Virus HPV thường được lây nhiễm qua việc tiếp xúc da với da. Hầu hết mọi người bị nhiễm Human Papillomavirus ở bộ phận sinh dục thường thông qua việc quan hệ tình dục trực tiếp như qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

Vì đây là một loại virus có thể truyền nhiễm qua da do đó quan hệ tình dục không phải là cách duy nhất để bệnh có thể lây nhiễm sang người khác.

Nhiều trường hợp người bị nhiễm HPV không hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào thậm chí không biết. Điều này có nghĩa rằng, ngay cả khi đối tác của bạn không có triệu chứng nào của bệnh cũng có thể bị nhiễm nhiều loại HPV khác nhau.

Một số ít trường hợp phụ nữ mang thai có thể truyền virus HPV qua cho trẻ trong khi sinh. Nếu gặp phải vấn đề này, trẻ có thể xuất hiện một số biến chứng được gọi là bệnh u nhú đường  hô hấp tái diễn. Thông thường mụn cóc thường nổi lên trên những khu vực bị nhiễm HPV như cổ họng hoặc đường hô hấp.

Triệu chứng của HPV

Thông thường bệnh truyền nhiễm HPV này thường không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào về sức khỏe. Có những trường hợp bệnh sẽ tự khỏi sau vài năm, nhưng cũng có trường hợp người bệnh xuất hiện các biến chứng và không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Xem thêm:  Mang thai: dấu hiệu có thai và các phương pháp ngừa thai

Trên thực tế có tới 90% người nhiễm HPV thường tự khỏi trong vòng 2 năm đầu theo CDC. Tuy nhiên, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể của người bệnh trong thời gian này và vô tình truyền nhiễm sang cho người khác.

Khi virus không thể tự biến mất, nó sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe như nổi mụn cóc ở các bộ phận sinh dục hoặc cổ họng ( còn được gọi là u nhú đường hô hấp tái phát). Thậm chí, HPV có thể gây ung thư cổ tử cung hoặc các bộ phận sinh dục, đầu, cổ và cổ họng.

Ung thư do nhiễm HPV thường không xuất hiện triệu chứng trong những giai đoạn đầu, chúng chỉ bắt đầu xuất hiện khi đã tới những giai đoạn cuối. Do đó, bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể sớm phát hiện và chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe của liên quan đến HPV một cách sớm nhất. Việc này có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh và tăng cơ hội sống sót.

HPV ở nam giới

Nam giới khi bị nhiễm HPV thường không có triệu chứng gì. Một số trường hợp có thể xuất hiện mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy bất kỳ vết sưng hoặc tổn thương bất thường nào trên dương vật, bìu hoặc hậu môn.

Thậm chí, một số loại virus có thể gây ung thư dương vật, hậu môn hoặc cổ họng ở nam giới. Một số trường hợp quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến HPV cao hơn bình thường.

Các chủng loại virus gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục thường không giống như các loại gây ung thư. Nhưng chúng đều mang đến biến biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh, thậm chí có thể mất mạng.

HPV ở nữ

Ước tính rằng có tới 80% phụ nữ sẽ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Tương tự như ở nam giới, đa số phụ nữ bị nhiễm HPV thường không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, chúng sẽ tự biến mất mà không gây hại gì đến sức khỏe.

Một số trường hợp có thể sẽ bị nổi mụn cóc ở bộ phận sinh dục, bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn, trên cổ tử cung hoặc âm hộ.

Liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện xung quanh các bộ phận sinh dục. Một số loại virus thậm chí có thể gây ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm đạo hậu môn hoặc cổ họng. Do đó, bạn nên sàng lọc thường xuyên để có thể phát hiện ra các vấn đề liên quan đến ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, xét nghiệm DNA trên các tế bào cổ tử cung có thể phát hiện các chủng vi rút HPV liên quan đến ung thư bộ phận sinh dục.

Xét nghiệm chẩn đoán HPV

Ở nam và nữ thường sẽ có những cách xét nghiệm chẩn đoán bệnh khác nhau.

Xét nghiệm chẩn đoán HPV ở nữ giới

Bộ y tế khuyên rằng, phụ nữ nên làm các xét nghiệm Pap hoặc Pap smear ít nhất một lần ở tuổi 21. Hoặc ngay khi bắt đầu các hoạt động tình dục.

Xét nghiệm Pap thường xuyên giúp phát hiện ra các tế bào bất thường ở nữ. Chúng có thể báo hiệu ung thư cổ tử cung hoặc các vấn đề khác liên quan đến HPV.

Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi chỉ nên làm xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần. Từ 30 đến 65 tuổi nên được kiểm tra 5 năm một lần bằng các xét nghiệm DNA Pap và HPV cùng một lúc. Nếu bạn dưới 30 tuổi, bác sĩ chuyên môn có thể yêu cầu xét nghiệm HPV nếu kết quả xét nghiệm  PAP của bạn bất bình thường.

Xem thêm:  Bệnh đa xơ cứng (MS): triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Hiện nay, có ít nhất 14 loại virus HPV có thể dẫn đến ung thư. Nếu bạn nhiễm một trong những loại này bạn cần được bác sĩ theo dõi về những thay đổi bất thường ở cổ tử cung trong thời gian tới. Có thể bạn cần phải làm xét nghiệm Pap thường xuyên hơn hoặc làm đúng quy trình theo dõi mà bác sĩ đặt ra như soi cổ tử cung…

Bất kỳ sự thay đổi nào ở cổ tử cung cũng đều có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, chúng cần phải mất vài năm để phát triển. Một số trường hợp virus HPV có thể tự biến mất mà không gây ung thư. Bạn cần phải được theo dõi một cách thận trong thay vì trải qua điều trị cho các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư.

Xét nghiệm chẩn đoán HPV ở nam giới

Xét nghiệm DNA chỉ được áp dụng để chẩn đoán HPV ở phụ nữ. Hiện vẫn chưa có bất kỳ xét nghiệm nào có thể xét chẩn đoán được HPV ở nam giới đã được FDA chấp thuận. Do đó, đây là một vấn đề khá nan giải khiến đấng mày râu vô cùng lo lắng.

Theo CDC việc tầm soát thường xuyên cho ung thư hậu môn, cổ họng hoặc dương vật ở nam giới hiện không được khuyến khích. Một số trường hợp bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm Pap hậu môn đối với những người có nguy cơ bị ung thư hậu môn. Vấn đề này thường gặp ở những người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc bị nhiễm HIV.

Phương pháp điều trị HPV

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus đều tự khỏi, vì vậy không có cách để ngăn ngừa và điều trị sự truyền nhiễm. Thay vào đó, bạn nên làm các xét nghiệm 1 năm 1 lần để có thể phát hiện sự xuất hiện của virus HPV hoặc sự thay đổi bất thường của các tế bào để có những phương pháp theo dõi và điều trị phù hợp.

Mụn cóc sinh dục có thể được điều trị bằng thuốc được bác sĩ kê đơn hoặc đốt bằng điện hoặc đóng băng bằng nitơ lỏng. Tuy nhiên, việc loại bỏ mụn cóc trực tiếp mà không được điều trị có thể khiến chúng tái phát.

Các tế bào tiền ung thư có thể được loại bỏ nhờ một số phương pháp điều trị tại cơ sở y tế. Ung thư phát triển từ HPV có thể được điều trị bằng các phương pháp như hóa trị , xạ trị hoặc phẫu thuật hoặc một số phương pháp phù hợp khác.

Hiện tại không có bất kỳ phương pháp điều trị tự nhiên nào có thể hỗ trợ điều trị bệnh truyền nhiễm HPV. Sàng lọc định kỳ đối với HPV và ung thư cổ tử cung rất quan trọng để xác định, theo dõi và điều trị các vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến lây nhiễm HPV.

Virus HPV lây nhiễm qua bạn bằng cách nào?

Virus HPV có thể lây nhiễm qua việc tiếp xúc của da với da hoặc quan hệ tình dục. Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HPV cao hơn bao gồm:

  • Có nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn mà không được bảo vệ.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Có bạn tình bị nhiễm virus

Nếu bạn bị nhiễm virus HPV những yếu tố sau có thể chúng phát triển thành ung thư như:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Mắc các bệnh STI khác như lậu, chlamydiagiang mai.
  • Viêm mãn tính
  • Có nhiều con ( Ung thư cổ tử cung)
  • Sử dụng thuốc tránh thai trong một thời gian dài (ung thư cổ tử cung)
  • Sử dụng thuốc lá ( ung thư miệng hoặc cổ họng)
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn (ung thư hậu môn)
Xem thêm:  Bệnh nhiễm trùng miệng (STDs miệng) và biến chứng thường gặp

Biện pháp phòng chống virus HPV

Cách dễ nhất để phòng ngừa HPV là sử dụng bao cao su và quan hệ tình dục một cách an toàn có bảo vệ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiêm vắc xin Gardasil 9 để phòng ngừa mụn cóc sinh dục và ung thư do HPV gây ra. Vắc xin này có thể bảo vệ bạn chống lại 9 loại virus HPV có liên quan đến ung thư hoặc mụn cóc sinh dục.

CDC khuyến cáo nên tiêm vắc xin HPV cho bé trai và bé gái ở độ tuổi 11 hoặc 12.Hai liều vắc xin cần được tiêm cách nhau ít nhất 6 tháng. Phụ nữ và nam giới từ 15 đến 26 tuổi cũng có thể được tiêm vắc xin phòng ngừa theo lịch trình 3 liều.

Ngoài ra, những người trong độ tuổi từ 27 đến 45 chưa từng được tiêm vắc xin HPV cũng có thể được tiêm phòng vắc xin Gardasil 9.

Để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến HPV, bạn nên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm Pap smear thường xuyên.

HPV đối với phụ nữ mang thai

Nhiễm HPV thường sẽ không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn Nếu bạn đang mang thai và bị nhiễm HPV, bạn có thể trì hoãn quá trình điều trị đến khi sinh xong. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, virus HPV có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thai kỳ có thể khiến mụn cóc sinh dục phát triển và trong một số trường hợp, những mụn cóc này có thể chảy máu. Nếu mụn cóc sinh dục lan rộng, chúng có thể gây khó khăn trong việc sinh nở âm đạo.

Trong một số ít trường hợp, một phụ nữ bị nhiễm HPV có thể truyền nhiễm sang cho em bé. Nếu điều này xảy ra, trẻ có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như bệnh u nhú đường hô hấp tái phát. Chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.

Ung thư cổ tử cung vẫn có thể xảy ra trong thai kỳ, vì vậy bạn nên có kế hoạch tiếp tục kiểm tra định kỳ ung thư cổ tử cung và HPV trong khi bạn đang mang thai.

Những con số đã được thống kê về HPV

Dưới đây sẽ là một số số liệu thống kê bổ sung về bệnh truyền nhiễm HPV:

  • CDC ước tính rằng có tới 79 triệu người Mỹ bị nhiễm virus HPV. Hầu hết đều ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu những năm 20 tuổi.
  • Ước tính trung bình có tới 14 triệu người sẽ bị nhiễm HPV mỗi năm
  • Tại Hoa Kỳ, có tới hơn 33.000 người bị ung thư ở nam và nữ đều do nhiễm HPV.
  • Có khoảng 95% các trường hợp ung thư hậu môn là do nhiễm HPV. Hầu hết các trường hợp này là do virus HPV 16.
  • Hai loại virus HPV 16 và HPV 18 chiếm tới 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Do đó, bạn nên tiêm phòng để phòng tránh các virus này.

Năm 2006, lần tiêm vắc xin HPV đầu tiên đã được đề xuất và thực hiện. Kể từ đó có tới 64% các trường hợp được tiêm phòng vắc xin HPV có thể phòng tránh được bệnh truyền nhiễm này. Vắc xin này đã được thử nghiệm ở các cô gái tuổi teen tại Hoa Kỳ.

Xem thêm những chia sẻ về các bệnh xã hội khác:

Hoài Phương

Hoài Phương

Hoài Phương - Biên tập biên viên chính thức tại Rockit Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Rockit
Logo