Lở miệng và mụn nhọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bất kỳ sự xuất hiện bất thường nào ở khu vực xung quanh hoặc ngay trên môi của bạn đều để lại ấn tượng không tốt đẹp. Đặc biệt là khi những vết lở miệng hoặc mụn nhọt xuất hiện ngay trên miệng. Chắc chắn đó sẽ là cảm giác không dễ chịu chút nào.

Lở miệng và mụn nhọt là những bệnh hay xuất hiện trên môi chúng ta. Tuy nhiên chúng thường bị nhầm lẫn về tên gọi do không phân biệt được sự khác nhau giữa lở miệng và mụn nhọt. Những thông tin sau đây Rockit sẽ cho bạn hiểu thêm về các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị 2 căn bệnh phổ biến này.

Lở miệng và mụn nhọt là gì?

Lở miệng và mụn nhọt là gì?

Lở miệng (cold sore)

Lở miệng (cold sore) hay còn gọi là mụn rộp Orolabial là một dạng nhiễm trùng do virus Herpes Simplex (HSV) gây nên. Đây không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Theo tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thì có khoảng 3,7 tỷ người ở độ tuổi dưới 50 đã từng mắc phải loại virus này.

Loại virus gây ra bệnh lở miệng Herpes Simplex loại 1 còn có tên gọi vắn tắt là HSV-1. Đây là một căn bệnh thuộc dạng truyền nhiễm. Một khi đã nhiễm virus HSV-1 thì sẽ không hết hoàn toàn mà thường dễ bị tái phát. May mắn là những cơn đau và vết loét có thể được chữa lành bằng thuốc.

Việc bị lở miệng do nhiễm virus HSV-1 thông thường là do tiếp xúc giữa người với người thông qua da. Đặc biệt là khi bạn tiếp xúc với người cũng bị nhiễm HSV-1. Một số đường sau đây dễ khiến bạn bị nhiễm virus này:

  • Hôn
  • Quan hệ tình dục bằng miệng
  • Sử dụng chung khăn tắm
  • Chia sẻ dụng cụ ăn uống như đũa, muỗng….
  • Uống chung lon nước, chai hoặc ly với người nhiễm bệnh
  • Chia sẻ đồ trang điểm (đặc biệt là son môi)

Mụn nhọt (pimple)

Mụn nhọt (pimple) hình thành do lỗ chân lông tắc nghẽn. Ban đầu mụn nhọt chỉ có hình dạng nhỏ như mụn trứng cá bình thường. Theo thời gian bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết phát triển quá nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó ở vị trí này mụn bắt đầu sưng to, đỏ dần và đau nhức khó chịu.

Mụn nhọt xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể từ lưng, mặt, nách, ngực…. Thậm chí nó có thể xuất hiện ở ngay rìa miệng của bạn. Và khi mụn nhọt bắt đầu sưng to bạn sẽ có cảm giác nó mọc ngay trên miệng của mình.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tình hình mụn nhọt trở nên tệ hơn. Và một vài yếu tố sau đây chính là nguyên nhân chủ yếu:

  • Không đảm bảo tẩy trang thường xuyên và đúng cách. Điều này làm cho lớp trang điểm và bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông. Tích lũy lâu dần sẽ hình thành mụn nhọt.
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ phụ nữ mang thai hoặc đến kỳ kinh nguyệt. Do đó bạn sẽ thấy phụ nữ trong giai đoạn này thường nổi mụn rất nhiều. Trong đó có cả mụn nhọt.
  • Tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa. Sữa từ lâu đã được chứng minh là nguyên nhân khiến bã nhờn, dầu thừa phát triển. Từ đó tạo điều kiện cho lỗ chân lông tắc nghẽn, mụn nhọt xuất hiện.
  • Sự căng thẳng kéo dài cũng là thủ phạm khiến mụn nhọt kéo đến ầm ầm. Bạn nên nhớ căng thẳng bao giờ cũng là nguyên nhân khiến làn da bạn xấu đi.
  • Những nguyên nhân khác như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), sử dụng một số loại thuốc ( chẳng hạn steroids) đều dễ dàng khiến mụn nhọt hình thành và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó yếu tố di truyền cũng là nhân tố rất lớn trong việc bạn thường xuyên nổi mụn nhọt.
Xem thêm:  07 Cách an toàn để điều trị mụn nhọt khi mang thai

Vậy làm sao bạn có thể phân biệt giữa lở miệng và mụn nhọt? Trên thực tế có rất nhiều người thường nhầm lẫn 2 triệu chứng bệnh này với nhau. Bởi vì hình dạng bên ngoài đều là các vết mụn đỏ sưng tấy nổi trên miệng. Một vài sự khác biệt chính sau đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ lở miệng và mụn nhọt.

Sự khác biệt giữa lở miệng và mụn nhọt?

Lở miệng

Đối với lở miệng, các vết phồng rộp nhỏ thường đau và hay gom lại với nhau thành một nhóm.

Thường xuất hiện ở khu vực xung quanh và cả trên miệng (chủ yếu ở môi dưới, đôi khi cũng xuất hiện ở môi trên).

Bên trong vết phồng rộp là chất lỏng sẽ vỡ ra sau vài ngày hoặc vài tuần. Lúc này sẽ xuất hiện vết mài ngay chỗ lở.

Bệnh lở miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người thông qua tiếp xúc da. Bệnh thường kéo dài từ 2 – 3 tuần.

Lở miệng thường có cảm giác bỏng, ngứa râm ran và sưng cứng ngay chỗ vết phồng xuất hiện. Những vết mài hình thành ngay vết lở sẽ tự lành mà không để lại sẹo hay bất kỳ dấu vết nào.

Mụn nhọt

Khi mụn nhọt xuất hiện, chúng chỉ là là một vết mụn sưng to đơn độc một mình.

Có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể. Từ mặt, lưng, ngực thậm chí là mép môi.

Vết mụn nhọt có đầy mủ trong đó. Khi bạn chạm vào sẽ cảm giác đau nhức khó chịu.

Thời gian hết mụn tùy vào tình trạng vết mụn to hay nhỏ. Đối với mụn nhọt nhỏ chỉ tầm vài ngày là hết. Tuy nhiên nếu đó là mụn nhọt sưng to, đau nhức thì có thể kéo dài 2 – 3 tuần.

Mụn nhọt không có tính chất lây nhiễm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc cẩn thận chúng sẽ để lại những vết sẹo rất khó coi.

Trên đây chỉ là những điểm khác biệt cơ bản để phân biệt lở miệng và mụn nhọt. Tuy nhiên đây không phải là cách duy nhất. Những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây cũng được xem là điều kiện để bạn phân biệt chúng.

Dấu hiệu và triệu chứng của lở miệng và mụn nhọt

Dấu hiệu và triệu chứng của lở miệng và mụn nhọt

Lở miệng

Nếu bạn thực sự đang bị lở miệng, những triệu chứng sau đây sẽ xuất hiện:

  • Khu vực sắp xuất hiện lở miệng sẽ có cảm giác ngứa ran, nóng bừng, khó chịu dù nhìn bên ngoài không hề có sự tổn thương nào.
  • Mụn nước đầy chất lỏng bắt đầu xuất hiện ở đúng nơi bạn từng cảm thấy ngứa râm ran.
  • Chất lỏng sẽ chảy ra từ mụn nước và dần dần trở nên đau nhức, cơn ngứa vẫn không ngừng diễn ra.
  • Bắt đầu hình thành một lớp mài ngay vị trí vết loét vừa khô. Lớp mài này sẽ tự lành và rơi ra mà không cần bạn tác động. Đương nhiên cũng không để lại thâm hay sẹo.

Đối với lở miệng, vết lở sẽ phát triển và tự chữa lành trong tầm 2 – 3 tuần. Khi đã bị nhiễm virus HSV-1, nó sẽ ở trong cơ thể bạn một thời gian dài. Điều này có nghĩa là không phải lúc nào vết lở cũng xuất hiện. Chúng chỉ đến khi virus  HSV-1 trong cơ thể bạn bị kích thích do một vài yếu tố sau:

  • Khi bạn bị sốt thì sức đề kháng suy yếu. Virus lúc này sẽ trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ.
  • Căng thẳng, cảm lạnh hoặc những căn bệnh tương tự đều có khả năng tái phát lở miệng.
  • Hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu.
  • Do chế độ ăn kiêng.
  • Cơ thể bị mất nước.
  • Chấn thương
  • Nội tiết tố thay đổi do kinh nguyệt hoặc mang thai.

Mụn nhọt

Ngược lại nếu bạn đang gặp vấn đề về mụn nhọt, cơ thể bạn sẽ gặp các triệu chứng và dấu hiệu sau đây:

  • Bạn vẫn sẽ cảm thấy ngứa râm ran mặc dù không hề có vết sưng viêm nào được nhìn thấy.
  • Ở khu vực bị mụn nhọt sẽ xuất hiện vết sưng đỏ khá nhỏ, có thể nói là gần như bằng phẳng hoặc giống vết muỗi đốt.
  • Vết sưng từ từ biến thành mụn đầu trắng. Lúc này bạn sẽ nhìn thấy đầu mụn có mủ trắng. Hoặc đôi khi là biến thành mụn đầu đen (đầu mụn sẽ có chấm đen).
  • Mụn nhọt ngày càng phát triển lớn hơn khi sưng to và có nhiều mủ. Từ từ vết mụn trở nên rất mềm và đau khi bạn chạm vào.
  • Mủ bắt đầu chảy ra và vết sưng viêm tự tiêu giảm.
Xem thêm:  Mụn mủ ở mặt : Cách loại bỏ mụn mủ hiệu quả

Nếu so sánh cả 2, sự hình thành và phát triển của mụn nhọt (đặc biệt là mụn nhọt sưng to) mất nhiều thời gian hơn lở miệng. Nguyên nhân là vì mụn nhọt cần thời gian để phát triển từ mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen đến khi bị tổn thương, vết mụn vỡ ra. Kể cả việc mủ chảy ra và vết thương lành lại cũng mất nhiều thời gian hơn.

Cách điều trị lở miệng và mụn nhọt

Dù là lở miệng hay mụn nhọt đều cần thời gian chữa trị. Một số phương pháp điều trị sau đây có khả năng hỗ trợ các vết loét lở miệng hay mụn nhọt được lành nhanh hơn.

Điều trị lở miệng

Điều trị lở miệng

Như đã chia sẻ một khi đã nhiễm virus HSV-1 thì sẽ không thể nào chữa trị hết hoàn toàn. Nghĩa là sau khi nhiễm bệnh lần đầu tiên, virus sẽ nằm trong cơ thể bạn. Và khi có những điều kiện thích hợp, lở miệng sẽ tái phát.

Tuy nhiên bạn có thể sử dụng một số biện pháp để chữa lành các vết thương do virus gây ra. Thông thường lở miệng do HSV gây ra sẽ tự biến mất sau 2 – 3 tuần mà không cần chữa trị. Và để đẩy nhanh quá trình hồi phục, chúng ta có thể chọn một trong các phương pháp điều trị sau:

  • Thuốc kháng virus

Bạn có thể đến gặp bác sĩ để họ kê kem hoặc thuốc chống virus. Các loại thuốc thường được dùng để chữa trị lở miệng gồm: Valtrex, Famciclovir và Acyclovir. Trong khi các loại kem để bôi vết lở thường là Docosanol, Acyclovir và Penciclovir.

  • Tự điều trị tại nhà:

Bạn có thể sử dụng phương pháp làm lạnh vùng lở để giảm bớt cơn đau, ngứa rát.

Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem và thuốc OTC (thuốc không cần bác sĩ kê đơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn).

Bạn có thể dùng những biện pháp tự nhiên như bôi chanh – mật ong lên vết thương. Cam thảo cũng được cho là có khả năng chống virus HSV-1. Trong khi nha đam có đặc tính chữa lành vết thương, giảm viêm nhanh chóng.

Nói đến vấn đề điều trị lở miệng, điều quan trọng chính là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn nên tránh tiếp xúc da với những người bị lở miệng. Không nên chia sẻ các vật dụng cá nhân như khăn, muỗng, đũa và đồ trang điểm cho bất kỳ người nào. Đối với trẻ nhỏ để tránh lây truyền virus, bạn đừng để mọi người hôn vào mặt bé.

Điều trị mụn nhọt

Điều trị mụn nhọt

Tùy thuộc mức độ phát triển của mụn nhọt mà bạn sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đối với mụn nhọt nhẹ và vừa, bạn có thể tự chữa lành dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên trường hợp nghiêm trọng hơn bắt buộc bạn phải dùng thuốc. Sau đây là một số biện pháp mà bạn nên thử:

  • Các loại kem OTC, thuốc mỡ và xà phòng

Người bị mụn nhọt có thể dùng kem OTC, thuốc mỡ hoặc xà phòng chuyên dùng trị mụn nhọt. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại sản phẩm này ở nhà thuốc. Chúng đều có thành phần không cồn và dịu nhẹ. Đặc biệt sử dụng chúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, người bán thuốc hoặc hướng dẫn trên bao bì.

  • Sử dụng phương pháp nóng hoặc lạnh

Phương pháp này có nghĩa là dùng sức nóng hoặc lạnh để chữa trị mụn nhọt trên cơ thể, giúp giảm bớt tình trạng viêm sưng. Bạn có thể tham khảo một số cách dùng sức nóng hoặc lạnh để chữa trị mụn nhọt trên mạng. Cách này hỗ trợ giảm đau, sưng đỏ ở khu vực nổi mụn rất tốt.

  • Nước chanh
Xem thêm:  10 Cách sử dụng lá bạc hà để loại bỏ sẹo mụn đơn giản

Trong nước chanh chứa vitamin C nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn. Sử dụng nước chanh sẽ khô vùng nổi mụn nhọt, tăng thời gian điều trị vết thương.

  • Mật ong

Dùng mật ong đặc biệt là mật ong manuka sẽ giúp ích trong việc chữa trị mụn nhọt. Do mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chữa lành vết thương cực kỳ hiệu quả.

  • Củ nghệ

Nghệ từ lâu đã rất được ưa chuộng trong việc chữa trị các vấn đề về da. Do đặc tính chống viêm hiệu quả, củ nghệ là phương pháp rất tốt để đẩy nhanh quá trình chữa lành mụn nhọt.

  • Benzoyl peroxide

Nếu những ai am hiểu về lĩnh vực chăm sóc da mụn sẽ biết đây là một thành phần phổ biến trong thuốc hoặc sản phẩm điều trị mụn trứng cá. Từ sữa rửa mặt, kem dưỡng…. đều dễ dàng tìm thấy loại có chứa benzoyl peroxide. Sử dụng chúng cho vùng da đang nổi mụn nhọt sẽ đem lại hiệu quả cao.

  • Cà chua

Cà chua là cách làm tự nhiên rất được yêu thích trong việc làm đẹp da. Nó cũng có khả năng điều trị mụn trứng cá và mụn nhọt rất tốt. Chỉ cần thoa nước ép cà chua lên vùng da bị mụn nhọt, nó sẽ làm dịu và giảm bã nhờn trên da. Lỗ chân lông sẽ được thông thoáng, giảm khả năng sưng viêm.

  • Thuốc uống

Nếu tình trạng mụn nhọt của bạn từ trung bình đến nặng, bạn không nên tự chữa trị tại nhà. Điều bạn cần làm là gặp bác sĩ để được kê đơn cho thuốc uống, thông thường là thuốc kháng sinh.

  • Thuốc bôi

Trong uống ngoài bôi, kết hợp như vậy mới đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc bôi chữa trị mụn nhọt chứa axit salicylic, axit azelaic hoặc retinoids. Đây đều là các thành phần hỗ trợ điều trị mụn cực kỳ hiệu quả.

Ngoài ra bạn cần phải đảm bảo giữ cho da mặt luôn sạch sẽ. Đây chính là cách đề phòng tốt nhất để tránh nổi mụn:

  • Rửa mặt ít nhất 2 lần một ngày. Đặc biệt không được quên bước tẩy trang. Tẩy trang đúng cách, đảm bảo sạch sẽ chính là bí quyết giúp da giảm khả năng bị mụn tấn công.
  • Tránh dùng tay chạm vào da mặt thường xuyên. Đặc biệt khi da đang gặp vấn đề về mụn.
  • Sử dụng các sản phẩm trang điểm không chứa dầu và chất gây mụn. Cọ và bất kỳ đồ dùng trang điểm nào cũng đều phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

Một làn da khỏe mạnh là quá trình của sự chăm chỉ, bổ sung kiến thức và thói quen chăm sóc da lành mạnh. Chỉ cần rèn luyện thói quen làm sạch và chăm sóc da đều đặn, đúng cách sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về da.

Tuy nhiên một khi các dấu hiệu chuyển biến nghiêm trọng và không thể kiểm soát, bạn cần tham khảo ngay ý kiến từ các chuyên gia chăm sóc da hoặc bác sĩ da liễu để sớm được điều trị.

Dù cho là lở miệng hay mụn nhọt, bạn đều cần phải đảm bảo làn da luôn được làm sạch mỗi ngày. Bên cạnh đó áp dụng theo các phương pháp trên đây để hỗ trợ các vết lở miệng hoặc mụn nhọt mau chóng lành lại. Giúp bạn sớm trở về với diện mạo xinh đẹp ban đầu.

Xem thêm bài viết chia sẻ hay khác:

Doctor Anna

Doctor Anna

Doctor Anna là bác sĩ tư vấn chăm sóc da và chữa trị các bệnh về da liễu hàng đầu tại TPHCM và Hà Nội hiện nay, với gần 20 năm nghiên cứu các bệnh về da và nghiên cứu ra nhiều loại thuốc giúp da luôn khỏe mạnh, phòng chống các bệnh da liễu.

Rockit
Logo