Mang thai: dấu hiệu có thai và các phương pháp ngừa thai

Mang thai là một điều quan trọng và vô cùng thiêng liêng đối với người phụ nữ. Nhưng với những người chưa từng mang thai hẳn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ cho quá trình này. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề liên quan đến việc mang thai. 

Không chỉ cần tìm hiểu về việc thụ thai mà cả những phương pháp tránh thai bạn cũng cần phải biết để tránh xảy ra những trường hợp ngoài ý muốn. Chúng ta thường có xu hướng tránh nói đến những vấn đề nhạy nhưng đây là hiện tượng bình thường trong cuộc sống, dù đàn ông hay phụ nữ cũng đều cần biết về nó.

Mang thai là gì?

Trong quá trình rụng trứng của phụ nữ, trứng được phóng ra khỏi buồng trứng và thụ tinh với tinh trùng thì việc thụ thai sẽ xảy ra. Trứng được thụ tinh sau đó đi xuống tử cung để làm tổ. Trung bình một thai kỳ đủ tháng kéo dài 40 tuần. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Nếu phát hiện ra đã mang thai sớm và có kế hoạch chăm sóc trước khi sinh chu đáo thì thai nhi sẽ phát triển tốt hơn và em bé sinh ra sẽ khỏe mạnh hơn.

Hiểu rõ những gì cần thiết trong thời kỳ mang thai rất quan trọng để mẹ và em bé đều khỏe mạnh. Nếu bạn chưa sẵn sàng có con và muốn tránh thai thì có nhiều phương pháp hiệu quả bạn có thể tham khảo.

Dấu hiệu của việc có thai

Trước khi thử thai bạn cũng có thể đoán mình đã có em bé được nhờ vào các dấu hiệu nhận biết. Vì mức độ hormone thay đổi nên có nhiều dấu hiệu sẽ xuất hiện vài tuần sau đó.

Chậm kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bị chậm là một trong những dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ (và cũng là kinh điển nhất). Tuy nhiên, không phải lúc nào chậm kinh cũng có nghĩa là bạn đang mang thai, đặc biệt là nếu chu kỳ của bạn có xu hướng không đều hay bị rối loạn.

Có nhiều tình trạng sức khỏe khác ngoài việc mang thai có thể gây ra việc chậm kinh hoặc mất kinh.

Nhức đầu

Nhức đầu là dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ sớm. Chúng thường được gây ra bởi sự thay đổi nồng độ hormone và tăng lượng máu. Nếu cơn đau đầu của bạn không chấm dứt hoặc nó làm bạn đau đớn nhiều thì hãy đi gặp bác sĩ.

Vết đốm

Một số người có thể bị chảy máu nhẹ và xuất hiện vết đốm trong thai kỳ sớm. Chảy máu thường là kết quả của việc làm tổ. Làm tổ thường xảy ra một đến hai tuần sau khi thụ tinh.

Chảy máu thai kỳ sớm cũng có thể xuất phát từ các tình trạng như nhiễm trùng hoặc kích ứng. Loại thứ hai thường ảnh hưởng đến bề mặt cổ tử cung (rất nhạy cảm khi mang thai).

Chảy máu đôi khi cũng có thể báo hiệu một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng chẳng hạn như sẩy thai, thai ngoài tử cung hoặc nhau thai. Trong những trường hợp này tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để đề phòng những vấn đề xấu xảy ra.

Tăng cân

Bạn có thể mong đợi tăng từ khoảng 0,45 đến 1,8kg trong vài tháng đầu của thai kỳ. Tăng cân sẽ trở nên đáng chú ý hơn vào những ngày đầu 3 tháng giữa của thai kỳ.

Huyết áp cao do mang thai

Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp thường xảy ra trong thai kỳ. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của tình trạng này bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Hút thuốc
  • Có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp do mang thai

Chứng ợ nóng

Hormone được giải phóng trong khi mang thai có thể làm thư giãn van giữa dạ dày và thực quản. Khi axit dạ dày rò rỉ ra ngoài thì có thể dẫn đến chứng ợ nóng.

Táo bón

Táo bón là tình trạng phổ biến ở những người mang thai. Nguyên nhân là sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai làm chậm hệ thống tiêu hóa.

Chuột rút

Khi các cơ trong tử cung bắt đầu căng và giãn ra, bạn sẽ cảm thấy một cảm giác kéo giống như chuột rút ở kì kinh nguyệt. Nếu đốm hoặc chảy máu xảy ra cùng với chuột rút, rất có thể bạn bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

Đau lưng

Hormone và căng thẳng cơ bắp là nguyên nhân lớn nhất gây ra đau lưng trong thời kỳ đầu mang thai. Sau đó, tăng cân và trọng tâm thay đổi có thể là nặng hơn tình trạng này. Khoảng 1/2 phụ nữ bị đau lưng khi mang thai.

Thiếu máu

Phụ nữ mang thai sẽ tăng nguy cơ thiếu máu, gây ra các triệu chứng như chóng mặt hoặc choáng váng.

Tình trạng này có thể dẫn đến sinh non và em bé bị nhẹ cân. Chăm sóc trước khi sinh thường bao gồm sàng lọc thiếu máu.

Phiền muộn

Có khoảng 14 đến 23% phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Điều này thực sự đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng rất xấu đến cả mẹ và bé. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là sự thay đổi sinh học trên cơ thể và cảm xúc mới lạ khi mang thai.

Nếu bạn cảm thấy tâm trạng mình có vấn đề hãy cho bác sĩ biết để được đưa ra những giải pháp kịp thời.

Mất ngủ

Mất ngủ là một triệu chứng phổ biến khác của thai kỳ sớm. Căng thẳng, khó chịu về thể chất và thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng này. Một chế độ ăn uống cân bằng, thói quen ngủ đúng đắn và những tư thế yoga kéo dài có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon.

Thay đổi vòng 1

Thay đổi vòng 1 là một trong những dấu hiệu đáng chú ý đầu tiên của thai kỳ. Khi bắt đầu mang thai ngực của bạn sẽ trở nên mềm, sưng và hơi nặng nề. Núm vú cũng trở nên to hơn và nhạy cảm hơn. Quầng vú có thể bị sẫm màu.

Mụn trứng cá

Do nội tiết tố androgen tăng lên, nhiều phụ nữ sẽ bị mụn trứng cá trong thời kỳ đầu mang thai. Những hormone này có thể làm cho làn da bị dầu,  tắc nghẽn lỗ chân lông. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng nhiều, mụn trứng cá khi mang thai thường là tình trạng tạm thời và sẽ hết sau khi em bé chào đời.

Nôn

Nôn là một trong những chứng ốm nghén, dấu hiệu phổ biến thường xuất hiện trong vòng bốn tháng đầu. Ốm nghén thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang mang thai. Nguyên nhân chính của nó là sự tăng nội tiết tố trong thời kỳ đầu.

Đau hông

Đau hông là tình trạng phổ biến khi mang thai và có xu hướng tăng trong thai kỳ muộn. Nó có nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Áp lực lên dây chằng
  • Đau thần kinh tọa
  • Thay đổi tư thế
  • Tử cung nặng hơn

Tiêu chảy

Tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác xảy ra thường xuyên trong thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn khác nhau và căng thẳng. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn một vài ngày sẽ có thể gây ra tình trạng cơ thể mất nước, tốt hơn hết là bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Căng thẳng và mang thai

Mang thai với nhiều người là một điều hạnh phúc và đáng chờ đợi, nhưng nó cũng khiến cho những người sắp làm mẹ căng thẳng nhiều. Khi mang thai bạn sẽ có những thay đổi lớn về cơ thể, các mối quan hệ cá nhân và thậm chí cả tài chính. Nếu bạn thấy căng thẳng nhiều và mọi việc diễn ra quá sức thì hãy trò chuyện với bác sĩ. Một chuyên gia sẽ có kinh nghiệm và những lời khuyên bổ ích cho bạn.

Xem thêm:  Trầm cảm - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Kết luận

Nếu bạn cho rằng mình đang có thai đừng nên chỉ dựa vào những dấu hiệu này để xác nhận. Có em bé là một sự kiện quan trong hãy đến bệnh viện để kiểm tra.  Nhiều tình trạng sức khỏe khác cũng xuất hiện các dấu hiệu kể trên chẳng hạn như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Các tuần mang thai

Tuần mang thai được chia thành nhóm ba tháng (tam cá nguyệt), mỗi người có các mốc y tế cho mẹ và bé.

Ba tháng đầu

Em bé phát triển nhanh chóng trong ba tháng đầu (tuần 1 đến 12). Thai nhi sẽ bắt đầu phát triển não, tủy sống và các cơ quan trong cơ thể. Trái tim của em bé cũng sẽ bắt đầu đập. Bạn sẽ cảm nhận điều đó thật thiêng liêng.

Trong ba tháng đầu, khả năng sảy thai là tương đối cao nên hãy tuyệt đối cẩn thận. Theo Đại học sản phụ Hoa Kỳ (ACOG), ước tính 10 ca mang thai thì có khoảng 1 ca bị sảy thai. Có 85% tình trạng sảy thai xảy ra trong ba tháng đầu.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng báo hiệu nguy cơ sảy thai

Ba tháng thứ 2

Trong ba tháng thứ hai của thai kỳ (tuần 13 đến 27), các bác sĩ y tá chăm sóc sức khỏe sẽ thực hiện siêu âm quét giải phẫu.

Xét nghiệm này kiểm tra cơ thể của thai nhi xem có bất kỳ sự bất thường về phát triển nào không. Kết quả kiểm tra cũng có thể cho biết giới tính của em bé, tất nhiên là nếu bạn muốn biết.

Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy em bé di chuyển, đá và đấm vào bên trong tử cung của bạn.

Sau 23 tuần, em bé sẽ nằm trong tử cung. Nhưng một vài trường hợp em bé cũng có thể nằm ở bên ngoài tử cung. Trẻ sinh non thường có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Em bé được chào đời đủ tháng sẽ khỏe mạnh và lanh lợi hơn.

Ba tháng cuối

Trong ba tháng cuối (tuần 28 đến 40), bạn sẽ thấy cơ thể tăng cân nhanh chóng và mệt mỏi hơn.

Em bé ở giai đoạn này có thể cảm nhận ánh sáng cũng như mở và nhắm mắt. Xương cũng được hình thành.

Khi chuyển dạ, bạn sẽ cảm thấy khó chịu vùng chậu và bàn chân sưng phù lên. Các cơn co thắt không dẫn đến chuyển dạ, được gọi là cơn co thắt Braxton – Hicks có thể bắt đầu xảy ra trong vài tuần trước khi bạn sinh.

Kết luận

Thai kỳ ở mỗi người sẽ khác nhau, nhưng đa số sự phát triển sẽ xảy ra trong khung thời gian chung này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những thay đổi mà bạn và em bé sẽ trải qua trong suốt tam cá nguyệt để có sự chuẩn bị tốt hơn.

Cách xác định chính xác có thai hay không?

Thử thai

Việc thử thai tại nhà là điều nên làm sau ngày đầu tiên bị chậm kinh nguyệt. Nếu kết quả đúng là bạn đã có thai thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Họ sẽ thực hiện siêu âm để xác nhận và kiểm tra tình trạng của thai nhi.

Mang thai được chẩn đoán bằng cách đo mức độ gonadotropin màng đệm của con người (hCG). Còn được gọi là hormone thai kỳ, hCG sản xuất khi làm tổ. Tuy nhiên, nó có thể không được phát hiện cho đến khi bạn chậm kinh trong một thời gian.

Sau khi chậm kinh một thời gian, mức độ hCG tăng lên nhanh chóng. hCG được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu.

Xét nghiệm nước tiểu ở bệnh viện tương tự như việc bạn thử thai tại nhà.

Xét nghiệm máu được thực hiện ở phòng khám và có thể cho kết quả giống như bạn thử thai tại nhà. Sự khác biệt là xét nghiệm máu có thể được thực hiện ngay sau khi rụng trứng 6 ngày.

Việc mang thai nếu được phát hiện sớm sẽ rất tốt. Điều này giúp bạn theo dõi tình trạng thai nhi và chăm sóc sức khỏe của bạn lẫn em bé tốt hơn.

Mang thai và tiết dịch âm đạo

Tăng tiết dịch âm đạo là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Nó xuất hiện khoảng một đến hai tuần sau khi thụ thai, trước cả khi bạn bị chậm kinh.

Khi thai kỳ phát triển, tình trạng tiết ra chất thải ngày càng tăng. Việc mắc tiểu cũng sẽ có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn. Nó thường nặng nhất vào cuối thai kỳ của bạn.

Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, dịch tiết có thể chứa những vệt chất nhầy và máu dày. Đây được gọi là “ the bloody show” hoặc “nút nhầy”, nó được xem là dấu hiệu sớm của chuyển dạ. Bạn nên cho bác sĩ biết nếu bạn bị chảy máu.

Dịch tiết âm đạo hoặc khí hư bình thường là mỏng và có màu trắng đục. Nó cũng có mùi nhẹ.

Nếu dịch tiết của bạn có màu vàng, xanh lá cây hoặc xám thì đó được coi là bất thường. Dịch tiết bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Đặc biệt nếu nó có màu đỏ, ngứa hoặc sưng âm hộ thì rất có thể thai kỳ đang có vấn đề.

Nếu bạn có dịch tiết âm đạo bất thường, hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức.

Mang thai và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một trong những biến chứng phổ biến nhất mà phụ nữ gặp phải khi mang thai. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo hoặc đường tiết niệu và di chuyển lên bằng quang. Thai nhi gây thêm áp lực lên bàng quang khiến vi khuẩn bị mắc kẹt, gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu thường bao gồm đau và nóng rát hoặc đi tiểu thường xuyên. Bạn cũng có thể cảm thấy:

  • Nước tiểu đục hoặc có máu
  • Đau vùng xương chậu
  • Đau lưng dưới
  • Sốt

Có khoảng 18% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng này bằng cách làm rỗng bàng quang thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ. Uống nhiều nước để giữ nước. Tránh sử dụng hóa chất, xà phòng mạnh và trong bộ phận sinh dục.

Hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng của UTI. Nhiễm trùng trong thai kỳ rất nguy hiểm vì chúng làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm

Khi được phát hiện sớm, hầu hết các tình trạng UTI có thể được điều trị bằng kháng sinh có tác dụng chống lại vi khuẩn nhưng vẫn an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.

Phòng tránh thai

Không phải ai cũng sẵn sàng có em bé, nếu không muốn mang thai ngoài ý muốn bạn hãy tìm hiểu kỹ những biện pháp phòng tránh thai.

Có nhiều phương pháp phòng ngừa thai có tác dụng tốt hơn trên một số đối tượng. Tốt hơn hết bạn nên nói chuyện với bác sĩ để kiểm soát sinh sản phù hợp. Một số phương pháp ngừa thai phổ biến nhất bạn có thể tham khảo dưới đây:

Phương pháp tránh thai Tỷ lệ thành công
Dụng cụ tử cung Hơn 99%
Thuốc tránh thai 99% với việc sử dụng hoàn hảo, khoảng 91% với việc sử dụng điển hình
Bao cao su nam 98% với việc sử dụng hoàn hảo, 82%  với cách sử dụng điển hình
Bao cao su nữ (hoặc bao cao su bên trong) 95% với việc sử dụng hoàn hảo; khoảng 79% với việc sử dụng điển hình
Thuốc tránh thai cấp tốc Lên đến 95% (dùng trong vòng một ngày kể từ khi quan hệ tình dục); 75% đến 89% (dùng trong vòng ba ngày)
Kế hoạch hóa gia đình tự nhiên (NFP) 75% khi sử dụng riêng
Xem thêm:  Biện pháp thi công chống mối công trình xây dựng HIỆU QUẢ NHẤT

Dụng cụ tử cung

Các thiết bị tử cung hoạt động chủ yếu bằng cách ngăn thụ tinh. Hiện tại chúng là hình thức ngừa thai hiệu quả nhất. Nhược điểm là chúng không ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Thuốc tránh thai và các phương pháp ngừa thai nội tiết tố khác

Thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai và vòng âm đạo hoạt động bằng cách kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ. Chúng được kê theo toa.

Các hành động có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai này bao gồm việc quên sử dụng chúng theo quy định. Tỷ lệ hiệu quả sẽ phụ thuộc vào việc “sử dụng điển hình”, tức là những lỗi mà người dùng gây nên khi sử dụng.

Các hình thức kiểm soát sinh sản nội tiết khác bao gồm miếng dán tránh thai và vòng âm đạo. Chúng cũng có sẵn theo toa và tỷ lệ hiệu quả tương tự như thuốc tránh thai.

Bao cao su và các phương pháp rào cản khác

Bao cao su, màng ngăn âm đạo và xốp đệm tránh thai là những hình thức kiểm soát sinh đẻ tiện lợi và rẻ tiền có thể mua mà không cần toa của bác sĩ.

Bao cao su hiệu quả nhất khi được sử dụng đúng cách trong những lần quan hệ tình dục. Nếu bạn đang dựa vào các phương pháp này để tránh thai, thì cũng nên cân nhắc sử dụng một biện pháp tránh thai bổ sung như thuốc diệt tinh trùng hoặc thuốc tránh thai.

Các phương pháp rào cản khác bao gồm màng ngăn âm đạo và xốp đệm tránh thai. Chúng có thể được mua mà không cần toa.

Thuốc ngừa thai khẩn cấp

Một số thuốc ngừa thai khẩn cấp có sẵn ở cửa hàng và theo toa. Những viên thuốc này không phải là biện pháp có thể sử dụng thường xuyên. Thay vào đó, chúng hoạt động như một phương pháp cứu cánh nếu bạn có quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc quên sử dụng những biện pháp tránh thai thường xuyên.

Chúng phải được sử dụng trong vòng 120 giờ (5 ngày) khi quan hệ tình dục để có hiệu quả. Một số loại thuốc có hiệu quả nhất khi dùng trong vòng 72 giờ (ba ngày).

Kế hoạch hóa gia đình tự nhiên (NFP)

Kế hoạch hóa gia đình tự nhiên (NFP) hay nhận thức về khả năng sinh sản, là phương pháp ngừa thai có tỷ lệ thất bại cao nhất. Với NFP, một phụ nữ theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để có thể dự đoán khi nào sẽ rụng trứng. Sau đó, cô ấy sẽ tránh quan hệ trong những ngày đó

Mang thai ngoài ý muốn có thể xảy ra vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ của phụ nữ từ tháng này sang tháng khác.

Kết luận

Bao cao su là phương pháp ngừa thai duy nhất vừa ngăn ngừa mang thai vừa bảo vệ chống lại những bệnh lây qua đường tình dục. Bạn cũng nên tìm hiểu về những bệnh lây qua đường tình dục để có sự đề phòng.

Mang thai hoặc PMS

Các triệu chứng của thai kỳ sớm thường giống với triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Phụ nữ khó có thể biết được mình đang mang thai hay chỉ đơn giản là trải qua thời kỳ kinh nguyệt khác.

Điều quan trọng đối với người phụ nữ là biết mình có mang thai không càng để có thể chăm sóc trước khi sinh đúng cách. Những người khi mang thai cần thực hiện một số thay đổi lối sống, chẳng hạn như kiêng rượu , uống vitamin trước khi sinh và tối ưu hóa chế độ ăn uống.

Làm xét nghiệm thử thai là cách tốt nhất và dễ nhất để xác định xem đó là PMS hay có thai. Bạn có thể thử thai tại nhà hoặc bệnh viện đều được, nhưng nên thực hiện ở bệnh viện sẽ chắc chắn hơn.

Một số triệu chứng phổ biến của cả PMS và mang thai sớm bao gồm:

  • Đau ngực
  • Chảy máu
  • Thay đổi tâm trạng
  • Mệt mỏi
  • Nhạy cảm với thực phẩm
  • Chuột rút

Mang thai sớm và PMS thường khó phân biệt. Bạn có thể tự tìm hiểu để phân biệt chúng với sự giúp đỡ của sơ đồ Venn.

Chế độ ăn uống khi mang thai

Một chế độ ăn uống lành mạnh cho thai kỳ là rất cần thiết, cũng giống như bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào, bạn chỉ cần bổ sung 340 đến 450 calo mỗi ngày. Thực phẩm tốt cho thai kỳ bao gồm:

  • Carbohydrate phức tạp
  • Chất đạm
  • Rau và trái cây
  • Ngũ cốc và các loại đậu
  • Chất béo lành mạnh

Nếu bạn đã thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn sẽ chỉ cần thay đổi một chút. Chất lỏng, chất xơ và thực phẩm giàu chất sắt đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.

Vitamin và các khoáng chất

Những người mang thai cần một lượng lớn vitamin và khoáng chất hơn so với người không mang thai. Axit folic và kẽm là hai ví dụ.

Khi phát hiện ra mình có thai, bạn hãy tăng lượng vitamin và khoáng chất với sự trợ giúp của các chất bổ sung. Vitamin chứa một hỗn hợp các chất dinh dưỡng mà cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng hãy nhớ đọc nhãn dinh dưỡng và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung hoặc thuốc không kê đơn (OTC) nào.

Mặc dù hiếm gặp, nhưng việc bổ sung có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Kết luận

Chăm sóc bản thân là một trong những cách tốt nhất để chăm sóc em bé đang lớn nên hãy thật chú ý.

Mang thai và tập thể dục

Tập thể dục là điều cần thiết để giúp bạn khỏe mạnh, thư giãn và sẵn sàng cho việc chuyển dạ. Những tư thế yoga kéo dài đặc biệt có ích trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không được làm quá sức vì có thể gặp rủi ro chấn thương ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu thực hành yoga bạn nên làm điều đó dưới sự giám sát của chuyên gia.

Các bài tập khác cho bà bầu là Pilates nhẹ nhàng, đi bộ và bơi lội.

Bạn cần phải sửa đổi thói quen tập thể dục hiện tại của mình để phù hợp với cơ thể thay đổi và mức năng lượng thấp hơn. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc huấn luyện viên cá nhân để đảm bảo rằng bạn không bị quá sức.

Massage khi mang thai

Thực hành các kỹ thuật thư giãn có thể giúp giảm bớt một số căng thẳng và lo lắng trong suốt thai kỳ.

Nếu bạn đang tìm cách giữ bình tĩnh, hãy thử liệu pháp massage trước khi sinh. Massage trước khi sinh rất có ích trong việc giảm căng thẳng nhẹ. Nó cũng có thể giúp giảm đau cơ thể và cơ bắp của mẹ bầu.

Về cơ bản massage an toàn trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Nhưng bạn cũng nên tránh thực hiện chúng trong ba tháng đầu tiên vì nguy cơ sảy thai là cao nhất trong giai đoạn này.

Nếu bạn bị đau ở bắp chân hoặc các bộ phận khác của chân hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi đi massage.

Tinh dầu

Sử dụng tinh dầu trong thai kỳ đang gây tranh cãi. Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe nói rằng có những loại tinh dầu an toàn và hữu ích để thư giãn và giảm đau khi mang thai hay chuyển dạ. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo không được sử dụng các loại tinh dầu trong ba tháng đầu.

Theo Hiệp hội hương liệu toàn diện phi lợi nhuận, mấu chốt của sự tranh cãi là các loại tinh dầu được sử dụng trong thai kỳ có thể gây hại cho em bé đang phát triển nếu chúng đi qua nhau thai.

Xem thêm:  18 Lợi ích tốt nhất của Vitamin E đối với da, tóc và sức khỏe

Cần nhiều nghiên cứu hơn về việc sử dụng các loại tinh dầu trong khi mang thai và chuyển dạ. Nếu bạn có ý định sử dụng chúng, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

Kết luận

Massage trước khi sinh có thể được xem là một biện pháp nhẹ nhàng và thư giãn giúp bạn bớt mệt mỏi và căng thẳng khi mang thai.

Khi nào cần chăm sóc y tế

Hầu hết phụ nữ ở độ tuổi 20 hoặc đầu 30 việc mang thai sẽ không có vấn đề gì. Thanh thiếu niên và phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng sức khỏe.

Điều kiện cơ bản

Nếu bạn gặp các tình trạng sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường hoặc bệnh tim mạch sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ. Những căn bệnh khác bao gồm:

  • Ung thư
  • Bệnh thận
  • Động kinh

Nếu bạn có một trong những tình trạng này, hãy đảm bảo rằng nó được theo dõi và điều trị đúng cách trong suốt thai kỳ. Nếu không, có thể dẫn đến sảy thai, thai nhi phát triển kém và dị tật bẩm sinh.

Các yếu tố rủi ro khác

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến một thai kỳ khỏe mạnh bao gồm:

  • Mang thai nhiều lần, chẳng hạn như sinh đôi hoặc sinh ba
  • Nhiễm trùng, bao gồm những bệnh lây qua đường tình dục
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Thiếu máu

Biến chứng thai kỳ

Biến chứng khi mang thai có thể liên quan đến sức khỏe của em bé, sức khỏe của người mẹ hoặc cả hai. Chúng có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc lúc sinh nở.

Các biến chứng thai kỳ thường gặp bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Tiền sản giật
  • Sinh non
  • Sảy thai

Nếu bạn gặp những tình trạng này hãy tìm biện pháp khắc phục sớm.

Mang thai và chuyển dạ

Ở vài trường hợp sau tháng thứ tư của thai kỳ, bạn sẽ bắt đầu trải qua các cơn co thắt Braxton-Hicks hoặc chuyển dạ giả. Chúng hoàn toàn bình thường và là sự chuẩn bị cho tử cung trước khi vào cơn chuyển dạ thực sự.

Các cơn co thắt Braxton-Hicks không xảy ra đều đặn và không tăng cường độ. Nếu bạn trải qua các cơn co thắt thường xuyên trước tuần 37, rất có thể là sinh non. Nếu điều này xảy ra hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Chuyển dạ sớm

Các cơn co thắt chuyển dạ thường được phân loại thành 2 dạng: cơn co thắt chuyển dạ sớm và cơn co thắt chuyển dạ tích cực. Các cơn co thắt chuyển dạ sớm kéo dài từ 30 đến 45 giây. Lúc đầu chúng có thể cách xa nhau, nhưng khi kết thúc chuyển dạ sớm, các cơn co thắt sẽ cách nhau khoảng năm phút.

Nước của bạn có thể bị vỡ sớm trong khi chuyển dạ, hoặc bác sĩ sẽ phá vỡ nó trong quá trình chuyển dạ. Khi cổ tử cung bắt đầu mở, bạn sẽ thấy một chất dịch nhuốm máu bao phủ nút nhầy của bạn.

Chuyển dạ tích cực

Khi chuyển dạ tích cực cổ tử cung giãn ra các cơn co thắt lại gần nhau hơn và trở nên dữ dội hơn.

Nếu bạn đang chuyển dạ tích cực thì hãy đến bệnh viện để được chăm sóc ngay. Dù bạn không chắc chắn liệu đó có phải là chuyển dạ tích cực hay không thì vẫn kiểm tra.

Cơn đau chuyển dạ

Cơn đau đỉnh điểm sẽ xuất hiện trong quá trình chuyển dạ tích cực. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ về phương pháp để giảm đau.

Bạn có thể chọn các biện pháp lành mạnh như thiền, yoga hoặc nghe nhạc.

Nếu bạn chọn kiểm soát cơn đau bằng thuốc, bác sĩ sẽ cần biết nên sử dụng thuốc giảm đau hay thuốc gây mê.

Thuốc giảm đau, chẳng hạn như meperidine (Demerol) làm giảm cơn đau nhưng bạn vẫn còn cảm giác. Thuốc gây mê, chẳng hạn như gây tê ngoài màng cứng sẽ làm tê cơ bắp và ngăn chặn hoàn toàn cơn đau.

Kết luận

Cho dù bạn có chọn sinh thường hay sinh mổ thì chắc chắn bạn cũng sẽ thấy hồi hộp và lo lắng cho ngày sinh. Hãy cố gắng bình tĩnh và thư giãn.

Tiên lượng

Bạn có thể trải qua mỗi tuần của thai kỳ mà không gặp quá nhiều khó khăn. Có thai mang đến nhiều thay đổi cho cơ thể, nhưng những thay đổi đó không phải lúc nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, một số lựa chọn lối sống nhất định có thể giúp hoặc gây hại cho sự phát triển của bé.

Một số hành động có thể giúp bạn và em bé khỏe mạnh bao gồm:

  • Uống vitamin tổng hợp
  • Ngủ đủ giấc
  • Thực hiện tình dục an toàn
  • Tiêm phòng cúm
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Một số điều bạn nên tránh bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Uống rượu
  • Ăn thịt sống, thịt nguội hoặc các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng
  • Ngâm trong bồn nước nóng hoặc phòng tắm hơi
  • Tăng cân quá nhiều

Thuốc

Có thể khó xác định loại thuốc bạn có thể dùng trong khi mang thai và loại thuốc nào bạn nên tránh. Bạn sẽ phải lựa chọn lợi ích cho sức khỏe của mình và những rủi ro tiềm ẩn cho em bé đang phát triển.

Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn có thể dùng, ngay cả những loại OTC cho các bệnh nhẹ như đau đầu.

Theo Food and Drug Administration (FDA), mỗi năm 50% phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ dùng ít nhất một loại thuốc.

Vào những năm 1970, FDA đã tạo ra một hệ thống thư tín để phân loại thuốc và nguy cơ đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, họ đã bắt đầu loại bỏ hệ thống này (và sử dụng ghi nhãn thuốc) vào năm 2015. Quy tắc mới của việc ghi nhãn thuốc chỉ áp dụng cho thuốc theo toa.

Kết luận

Hãy tìm hiểu kĩ về những việc nên và không nên làm trong quá trình mang thai để bảo vệ cho sức khỏe của bạn và bé tốt nhất.

Những điều cần chuẩn bị trước khi sinh

Theo Affordable Care Act (ACA), tất cả các chương trình bảo hiểm y tế tại Hoa Kỳ được yêu cầu cung cấp chế độ chăm sóc trước khi sinh.

Khi xác nhận mang thai, hãy gọi cho công ty bảo hiểm của bạn để được hỗ trợ. Nếu bạn không có bảo hiểm y tế khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về các bước cần thực hiện để được bảo hiểm.

Thời gian của lần khám thai có thể phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của bạn. Hầu hết phụ nữ có lần khám đầu tiên trong tuần thứ 8 của thai kỳ. Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35 hoặc mắc bệnh mãn tính sẽ được yêu cầu gặp bác sĩ sớm hơn.

Có nhiều cách để chuẩn bị tinh thần và thể chất cho lần chuyển dạ. Nhiều bệnh viện có các lớp tiền sản để phụ nữ có thể hiểu rõ hơn các dấu hiệu và giai đoạn chuyển dạ.

Trong ba tuần cuối, bạn hãy chuẩn bị một túi đồ dùng vệ sinh bệnh viện, quần áo ngủ và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác để sẵn sàng khi bắt đầu chuyển dạ. Trong thời gian này bác sĩ cũng sẽ bàn bạc với bạn về kế hoạch sinh.

Biết khi nào nên đến nơi sinh, ai sẽ giúp đỡ khi sinh và vai trò của bác sĩ trong quá trình này có thể giúp bạn yên tâm hơn khi bước vào những tuần cuối cùng.

Mang thai là một việc khó khăn nhưng rất thiêng liêng và hạnh phúc của người làm cha mẹ, hãy chuẩn bị cho điều đó thật kĩ càng. Phải đảm bảo luôn tuân theo những yêu cầu của bác sĩ để mẹ và bé đều khỏe mạnh trước, trong và sau khi sinh. Rockit chúc các bạn có nhiều sức khoẻ!

Hoài Phương

Hoài Phương

Hoài Phương - Biên tập biên viên chính thức tại Rockit Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Rockit
Logo