Ung thư – Những kiến thức không được bỏ qua

Ung thư là gì? Vì sao ung thư lại trở thành mối lo ngại đáng sợ của toàn cầu? Nội dung dưới đây là những điều bạn tuyệt đối không nên bỏ lỡ!

Ung thư – thuật ngữ chuyên dùng để chỉ các nhóm bệnh bị gây ra khi tế bào trở nên bất thường phân chia nhanh chóng và lan sáng các mô, cơ quan khác trong cơ thể. Và đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong trên phạm vi thế giới. Hãy theo dõi bài viết sau của Rockit.

Sự tăng trưởng và di căn ung thư

Trong cơ thể của người bình thường khỏe mạnh, có hàng nghìn tế bào được tạo nên và phân chia các nhiệm vụ hoạt động khác nhau. Mỗi tế bào đều có vòng đời, sự sinh sản và được tái tạo theo mỗi cách riêng của từng loại tế bào. Ung thư chính là “thủ phạm” gây ảnh hưởng đến quá trình này, dẫn để những thay đổi, tăng trưởng nhanh chóng đột biến trong DNA.

Một cách dễ hiểu, DNA tồn tại trong các gen hoạt động riêng lẻ của mỗi tế bào và có vai trò như “người hướng dẫn” để các tế bào biết cách thực hiện các chức năng. Hiện tượng đột biến thường xảy ra trong DNA, các tế bào có thể khắc phục tình trạng này, nếu như không thể sửa chữa, một tế bào bất kỳ trở thành ung thư.

Chính sự can thiệp này đã khiến cho các tế bào cũ được tồn tại thay vì chết đi và các tế bào mới lại tiếp tục hình thành, gây nên sự tăng trưởng khó kiểm soát được gọi là khối u. Từ đó, các khối u này gây ra những biến chứng hàng loạt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tùy thuộc vào nơi chúng được phát triển trong cơ thể.

Bên cạnh đó, các khối u được chia thành khối u lành tính và ác tính. Với các khối u lành tính không tạo nên ung thư hay lây lan sang các mô lân cận. Trong một vài trường hợp, chúng có thể dần lớn hơn và ép các cơ quan, bộ phận khác. Và ngược lại, các khối u ác tính lại trở thành mối lo ngại đáng kể khi ai mắc phải.

Xem thêm:  Mụn rộp sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Một số loại tế bào có thể vận hành thông qua hệ thống máu hay bạch huyết đến các khu vực xa hơn trong cơ thể. Quá trình này được diễn giải bằng tên gọi di căn. Và dĩ nhiên, ung thư có di căn quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều và tỉ lệ tử vong cao hơn.

Các loại ung thư

Ung thư thường được đặt tên dựa vào khu vực mà chúng bắt đầu được tạo ra, ngay cả khi thời điểm nó đã lan rộng sang các bộ phận khác trong cơ thể. Cụ thể là, nếu ung thư được hình thành tại phổi và đã ảnh hưởng đến gan thì vẫn được gọi là ung thư phổi. Ngoài ra, còn có vài thuật ngữ lâm sàng được dùng để nói về một số loại ung thư nói chung. Dưới đây là những tên gọi về căn bệnh ung thư mà bạn nên biết.

  • Ung thư biểu mô: Xuất phát từ da hay các mô chuyên nối các cơ quan khác.
  • Sarcoma: Loại ung thư xảy ra ở các mô liên kết điển hình như mạch máu, sụn, cơ và xương
  • Bạch cầu: Biểu hiện của bệnh ung thư tủy xương và tạo nên các tế bào máu.
  • Ung thư hạch và u tủy: Dấu hiệu ung thư của hệ thống miễn dịch.

Nguyên nhân bệnh ung thư và cách điều trị

Vậy với sự nguy hiểm từ bệnh ung thư thì căn bệnh này được xuất phát như thế nào? Bạn có thể hình dung rằng, nguyên do gây nên trực tiếp của bệnh ung thư là sự đột biến DNA từ các tế bào trong cơ thể con người. Một điều đáng buồn hơn, đột biến gen có thể di truyền hay được sản sinh ra từ các yếu tố dưới đây:

  • Tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại gây nên ung thư
  • Chịu ảnh hưởng từ bức xạ
  •  Hoạt động dưới ánh nắng mặt trời và không có biện pháp bảo vệ
  • Bắt nguồn từ các loại vi-rút xâm nhập vào cơ thể như HPV…
  •  Hút thuốc lá
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày

Mặt khác, khả năng tạo nên ung thư có xu hướng tăng theo độ tuổi. Ví dụ như bạn đang chịu ảnh hưởng bởi bệnh viêm ruột mãn tính, viêm loét đại tràng… thì có khả năng mắc bệnh ung thư cao hơn so với người có thể chất khỏe mạnh.

Chính vì những nguyên nhân được đề cập ở trên, việc xây dựng lối sống lành mạnh có thể giúp bạn phòng tránh bệnh ung thư hiệu quả. Dưới đây là 07 được gợi ý từ các chuyên gia.

  1. Ngừng hẳn việc hút thuốc lá và tránh hút thuốc thụ động
  2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bằng cách: hạn chế dùng nhiều các loại thịt chế biến, tăng cường các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, protein nạc hay chất béo lành mạnh, tránh việc sử dụng bia rượu điều độ (01 ly mỗi ngày đối với nữ và nam trên 65 tuổi và 02 ly đối với nam giới dưới 65 tuổi).
  3. Tăng cường các hoạt động thể chất ít nhất 30 phút hằng ngày
  4. Che chắn bằng quần áo, kính râm, bảo vệ cơ thể trước ánh nắng mặt trời như thoa kem chống nắng, hạn chế ra ngoài trong khung giờ hoạt động tia nắng mặt trời mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 04 giờ chiều, đứng dưới bóng râm khi ra ngoài, tránh việc tắm nắng quá lâu…
  5. Tiêm ngừa vắc – xin chống các loại vi-rút dẫn đến ung thư như HPV, viêm gan B…
  6. Đảm bảo lối sống lành mạnh tình dục an toàn, không dùng chung kim tiêm chung và dùng thuốc được chỉ định theo toa, xăm hình tại các cửa hàng được cấp phép chứng nhận.
  7. Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng cơ thể nhằm phòng tránh và tăng cơ hội nếu có thể phát hiện bất kỳ bệnh ung thư nào đang hình thành.
Xem thêm:  Bệnh viêm xương khớp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Việc điều trị ung thư tùy vào tình trạng sẽ có những mục tiêu khác nhau, nhưng sẽ đảm bảo bao gồm các yếu tố:

  • Cách chữa trị: Điều này dù khó thực hiện với hầu hết các loại bệnh ung thư
  • Cung cấp phương thức điều trị chính: Loại bỏ triệt để các tế bào ung thư đang có trong cơ thể
  • Thiết lập hoạt động điều trị bổ trợ: Xử lý các tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình điều trị chính và đồng thời giảm nguy cơ bệnh ung thư tái phát
  • Điều trị giảm nhẹ: Hoạt động này nhằm giảm các triệu chứng khác kèm theo như đau, khó thở…

Một số cách điều trị thường gặp để chữa trị bệnh ung thư, cụ thể là:

  • Phẫu thuật: Việc phẫu thuật xử lý nhiều ung thư càng đem lại kết quả khả quan.
  • Hóa trị: sử dụng các loại thuốc “độc hại” để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư đang hình thành và phân chia một cách nhanh chóng.
  • Xạ trị: Tiến hành dùng các chùm bức xạ tập trung bên ngoài – bức xạ chùm ngoài hay tập trung bên trong – xạ trị.
  • Cấy ghép tế bào gốc hay tủy xương: Việc này ẽ có sự tác động lên các tủy xương bằng các tế bào gốc. Những tế bào này không có sự phân biệt đi kèm nhiều chức năng – giúp các bác sĩ sử dụng được hàng loạt hóa trị cao để điều trị ung thư.
  • Liệu pháp sinh học hay còn gọi là miễn dịch: Thao tác này sử dụng các kháng thể để cơ thể tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, phát hiện và chống lại chúng.
  • Liệu pháp hormon: Việc ngăn chặn hay “diệt trừ” các hormon sẽ cung cấp năng lượng cho bệnh nhân bài trừ hoạt động của các tế bào ung thư.
  • Điều trị bằng thuốc: Phương thức này được dùng phổ biến, việc sử dụng sẽ có sự can thiệp nhất định tới quá trình phát triển ung thư.
  • Thử nghiệm lâm sàng: Thực hiện những cách thức mới để đưa ra giải pháp trong việc điều trị bệnh ung thư.
  • Áp dụng liều thuốc thay thế: Đây là các hình thức được dùng nhằm giảm các triệu chứng ung thư đi kèm, cụ thể như: xoa bóp, thiền, yoga, châm cứu, thôi miên…
Xem thêm:  4 bệnh lây nhiễm tình dục không thể chữa khỏi

Từ những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có góc nhìn tổng quan từ căn bệnh nguy hiểm này để có sự điều chỉnh hợp lý không chỉ cho bản thân mà cả gia đình, bạn bè.

Ung thư là mối lo ngại đáng kể, có sức ảnh hưởng lên đến toàn cầu. Chính vì thế, những giải pháp, cách điều trị về căn bệnh này bạn đừng nên chần chừ mà hãy áp dụng ngay từ bây giờ. Sức khỏe là điều quý giá và một thể trạng cơ thể tốt nhất được duy trì bởi thói quen sống cân bằng, lành mạnh và khoa học.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Hoài Phương

Hoài Phương

Hoài Phương - Biên tập biên viên chính thức tại Rockit Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Rockit
Logo