Điều trị Mụn cóc hậu môn: Những điều có thể bạn chưa biết

Mụn cóc hậu môn gây đau đớn, làm cản trở các hoạt động trong đời sống hàng ngày. Mụn cóc tại vị trí này có thể gây ra do vệ sinh cơ thể kém, bị nứt kẽ hậu môn, virus HPV gây nên,….. Để hiểu rõ hơn về mụn cóc mọc tại hậu môn, tham khảo bài viết ngay bài viết dưới đây.

1. Tại sao mụn Mụn cóc mọc ở hậu môn?

Bị mụn cóc mọc ở vị trí hậu môn, bạn L.A.H thắc mắc:

“Thưa bác sĩ, tôi bị mụn cóc mọc ở vị trí hậu môn khá khó chịu. Tôi không hiểu vì sao lại lên mụn ở vị trí nhạy cảm như thế này. Rõ ràng tôi vệ sinh cơ thể và vùng hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, sau khi tắm. Mong bác sĩ giúp tôi tìm ra căn nguyên của vấn đề ạ.”

Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy – Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam trực tiếp trả lời bạn L.A.H như sau:

“Mụn cóc sinh dục, trong đó có mụn cóc mọc ở hậu môn chủ yếu do papillomavirus (virus HPV gây ra. Vì vậy, việc bạn đã vệ sinh cơ thể và vùng hậu môn sạch sẽ vẫn có thể bị mụn cóc ở hậu môn bình thường.

Virus HPV gây mụn cóc sinh dục có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với miệng, dương vật hoặc âm đạo, hậu môn của người bị nhiễm virus. 

Đồng thời, có một số trường hợp mắc HPV nhưng không biểu hiện ra ngoài. Thế nhưng, virus vẫn có thể lây lan nhanh ngay cả khi không nhìn thấy mụn cóc. 

Mụn cóc ở vị trí hậu môn lây lan nhanh nhất qua đường quan hệ tình dục. Theo đó, hầu hết những trường hợp quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ nhiễm HPV và hình thành mụn cóc ở vị trí nhạy cảm.”

Tại sao mụn cóc mọc ở vùng hậu môn

Tại sao mụn cóc mọc ở vùng hậu môn?

2. Dấu hiệu nhận biết bị mọc mụn cóc ở hậu môn

Dấu hiệu để nhận biết mụn cóc mọc ở vùng hậu môn khá đơn giản. Thông qua các đặc điểm bên ngoài và cảm giác tại vùng da bị mụn, có thể thống kê các dấu hiệu nhận biết như sau:

Xem thêm:  Mụn trứng cá không nhân: Bí quyết loại bỏ mụn không nhân

– Hình dáng: Mụn có nhiều hình dạng khác nhau, có thể giống dạng súp lơ hoặc có thể rất nhỏ, phẳng và chưa thể nhận biết ngay được.

– Sưng và đau: Mụn mọc ở hậu môn gây sưng, đau đớn, đặc biệt khi ngồi hoặc mặc quần áo bó sát.

– Ngứa ngáy: Mụn gây ngứa ngáy, khó chịu xung quanh vùng hậu môn.

– Đau rát khi đi vệ sinh: Sau khi đi vệ sinh có thể cảm thấy đau rát, không thoải mái ở vùng mụn. 

– Bướu: Có thể xuất hiện các bướu mềm hoặc cứng ở hậu môn. 

– Chảy máu: Một số trường hợp bị chảy máu hậu môn khi đi vệ sinh hoặc lau rửa, vệ sinh hậu môn. 

Mụn cóc ở hậu môn gây đau nhức

Mụn cóc ở hậu môn gây đau nhức

3. Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn

Các loại thuốc trị mụn cóc dùng cho vùng hậu môn phải lành tính, điều trị mụn cóc hiệu quả. Đây là một số thuốc được bác sĩ khuyên dùng, trong đó có thuốc kê đơn và không kê đơn.

3.1 Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn Steroid (NSAIDs)

Thuốc trị mụn cóc mọc ở hậu môn Steroid (NSAIDs) là một dạng kháng sinh được dùng để tác động giảm đau, sưng ngứa do mụn cóc mọc ở hậu môn gây nên, có thể dùng cho đường uống và đường bôi, không cần theo kê đơn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, một số kem, gel và miếng dán ngoài da cũng có chứa Steroid (NSAIDs) được sử dụng để trị mụn cóc hậu môn.

Steroid (NSAIDs) có sẵn, phổ biến, dễ tiếp cận nhưng cần tìm hiểu cách dùng phù hợp để tránh tác dụng phụ khi sử dụng.

3.2 Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn Podophyllin

Podophyllin được sử dụng để loại bỏ mụn cóc bên ngoài hậu môn. Cơ chế của Podophyllin là tác động điều trị tại chỗ các nốt mụn cóc do virus  Papillomavirus: HPV gây ra.

Trong đó,  Podophylum nồng độ 10 – 20% có tác dụng hiệu quả nhất khi trị mụn thịt ở hậu môn gây ra do sùi mào gà (Condyloma Acuminate) bên ngoài hậu môn. 

Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn Podophyllin

Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn Podophyllin

3.3 Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn Hydrocortisone

Hydrocortisone là loại thuốc kháng viêm dạng steroid, được sử dụng để giảm sưng, đau và ngứa ngáy quanh vùng mụn cóc ở hậu môn.

Xem thêm:  Cách điều trị mụn trứng cá bằng phương pháp tự nhiên

Hydrocortisone có công dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc có thể sử dụng cho đường uống, có cả dạng kem, gel môi thoa tại chỗ để làm giảm triệu chứng ngứa vùng hậu môn khi bị mụn cóc.

3.4 Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn Imiquimod

Thuốc trị mụn cóc mọc ở hậu môn Imiquimod kích thích hệ thống miễn dịch, tăng cường đề kháng để đối phó với mụn cóc. Trong quá trình sử dụng thuốc Imiquimod chỉ được bôi bên ngoài hậu môn nơi có mụn cóc, không bôi vào bên trong.

Trong các trường hợp mụn cóc phức tạp ở hậu môn thường sẽ được bác sĩ kê Imiquimod để điều trị. 

Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn Imiquimod

Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn Imiquimod

3.5 Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn Axit trichloroacetic (TCA)

Axit trichloroacetic (TCA) được sử dụng để làm thuốc bôi ngoài da trị mụn cóc, bao gồm cả mụn cóc hậu môn. Thuốc bôi được chỉ định trong trường hợp mụn cóc có nguy cơ tạo thành ung bướu. Axit trichloroacetic (TCA) sẽ tác động, tạo ra phản ứng ăn mòn nhằm loại bỏ mụn khỏi hậu môn.

3.6 Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn axit bichloroacetic (BCA)

Axit bichloroacetic (BCA) là chất tương tự axit axetic nhưng cấu trúc nguyên tử thuộc nhóm metyl được thay thế bào clo, có tác dụng loại bỏ mụn cóc bằng cách gây phản ứng ăn mòn.

Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn axit bichloroacetic (BCA)

Thuốc trị mụn cóc ở hậu môn axit bichloroacetic (BCA)

4. Các phương pháp trị mụn cóc tại nhà

4.1 Trị mụn cóc ở hậu môn bằng bồn tắm nước ấm

Có thể làm giảm triệu chứng của mụn cóc hậu môn tại nhà bằng cách sử dụng bồn tắm nước ấm. Cách thực hiện đơn giản như sau:

– Bước 1: Cho nước ấm vào bồn tắm

– Bước 2: Cho thêm dung dịch Povidone iod (cồn đỏ) vào trong nước

– Bước 3: Ngâm hậu môn trong nước khoảng 20 phút, lặp lại hàng ngày.

4.2 Trị mụn cóc ở hậu môn bằng trị liệu lạnh

Trị liệu lạnh có thể làm giảm sưng, đau mụn cóc ở vùng hậu môn tại nhà. Cách thực hiện trị liệu lạnh như sau:

Xem thêm:  Thuốc Spironolactone điều trị dứt điểm mụn trứng cá liệu có “như lời đồn’’?

– Bước 1: Sử dụng 1 túi gel chườm lạnh hoặc túi đá viên

– Bước 2: Áp nhẹ nhàng túi gel lạnh hoặc đá lên vùng mụn cóc mọc ở hậu môn.

– Bước 3: Chườm trong 15 phút, mỗi ngày 1-2 lần để làm dịu cơn đau ở hậu môn.

5. Câu hỏi khi gặp về mụn cóc ở hậu môn

5.1 Nổi mụn cóc ở hậu môn có đau không?

Có. Mụn cóc nổi ở các vị trí khác có thể không gây đau nhưng với vị trí hậu môn, mụn cóc sẽ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh nhiều. Cảm giác đau nhức, khó chịu rõ rệt hơn khi mặc trang phục bó sát, nằm, ngồi….

Cảm giác đau nhức, khó chịu rõ rệt hơn khi mặc trang phục bó sát, nằm, ngồi….

Cảm giác đau nhức, khó chịu rõ rệt hơn khi mặc trang phục bó sát, nằm, ngồi….

5.2 Mụn cóc ở hậu môn nên kiêng gì, nên ăn gì?

Khi mụn mụn cóc mọc, cần có một chế độ ăn phù hợp để kiểm soát, ngăn mụn phát triển thêm. Một số loại thực phẩm nên kiêng và nên ăn bao gồm: 

– Thực phẩm nên kiêng: Hải sản, thịt gà, rau muống, đồ nếp, thuốc lá, rượu bia, đồ uống có gas,…Các thực phẩm này có thể làm mụn cóc trở nên nghiêm trọng hơn. 

– Thực phẩm nên ăn: Rau xanh và trái cây, nước ép hoa quả, dấm táo,…

5.3 Mụn cóc ở hậu môn có tự biến mất không?

Mụn cóc ở hậu môn gây ra do virus HPV. Một khi virus đã biểu hiện thành các triệu chứng làm hình thành mụn cóc thì không thể tự hết được. 

Để điều trị mụn cóc hậu môn, cần kiểm soát được lượng virus HPV trong cơ thể để ngăn chặn biểu hiện của virus ra bên ngoài thành mụn cóc ở hậu môn. 

Trên đây là tổng hợp thông tin về mụn cóc hậu môn. Qua bài viết, nếu nhận thấy bản thân đang có các dấu hiệu của mụn cóc ở vùng hậu môn, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời. 

Bên cạnh đó, nếu cần hỗ trợ thêm thông tin về mụn cóc ở vị trí nhạy cảm như hậu môn, cơ quan sinh dục, vui lòng liên hệ qua hotline 1900 6466 để được tư vấn. 

Bài viết được Rockit online tổng hợp trên nguồn internet, mọi thông tin chỉ là yếu tố tham khảo, bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia hay từ các bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp.

Doctor Anna

Doctor Anna

Doctor Anna là bác sĩ tư vấn chăm sóc da và chữa trị các bệnh về da liễu hàng đầu tại TPHCM và Hà Nội hiện nay, với gần 20 năm nghiên cứu các bệnh về da và nghiên cứu ra nhiều loại thuốc giúp da luôn khỏe mạnh, phòng chống các bệnh da liễu.

Rockit
Logo