Nhiều người thường nặn mụn bọc khi thấy tình trạng mụn sưng đau, viêm mủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nặn mụn an toàn, hạn chế da bị nhiễm trùng, và mụn lan rộng. Cung theo dõi bài viết dưới đây để nặn mụn bọc đúng cách, không để lại sẹo.

1. Mụn bọc là gì?

Mụn bọc là tình trạng mụn có mủ, sưng viêm, có kích thước lớn gây đau nhức, ửng đỏ và khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Mụn bọc khá nguy hiểm trên da, với nhân mụn sưng to có mủ màu vàng lẫn trắng, nếu không cẩn thận chạm vào mụn sẽ dễ vỡ và lây lan sang các vùng da xung quanh. 

Do mụn bọc có kích thước lớn nếu không nặn mụn bọc đúng cách sẽ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ to, da tổn thương nặng và rất khó điều trị. 

Xem ngay: Mụn bọc ở má: Nguyên nhân và cách điều trị 

nan-mun-boc-1
Mụn bọc có tình trạng sưng to, viêm nhiễm và gây đau nhức.

2. Nguyên nhân gây mụn bọc 

Tương tự như nhiều loại mụn khác, mụn bọc hình thành bởi một số nguyên nhân dưới đây: 

Xem ngay: 5+ cách trị mụn mủ viêm sưng to hiệu quả tại nhà

nan-mun-boc-2
Một số nguyên nhân gây mụn bọc. 

3. Có nên nặn mụn bọc không?

Hiện nay, có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề mụn bọc có nên nặn không? mụn mủ có nên nặn không? Và câu trả lời cho các vấn đề này chính là không nên tự ý nặn mụn bọc, mụn mủ hay bất kỳ một loại mụn nào, bởi việc tự ý nặn mụn sẽ gây ra nhiều vấn đề như: 

3.1. Da viêm nhiễm, sưng đỏ

Việc tự ý thực hiện nặn mụn khi chưa vệ sinh tay hoặc dụng cụ sạch sẽ, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm trầm trọng, khiến mụn không giảm sưng mà còn trở nặng trầm trọng tổn thương da. 

Xem thêm:  Cách chăm sóc da sau khi triệt lông bikini để không đau rát

3.2. Gây seo thâm, sẹo rỗ trên da 

Do mụn bọc có kích thước lớn, nếu thực hiện nặn mụn không đúng cách sẽ để lại sẹo thâm trên da, thậm chí là để lại sẹo rỗ khó điều trị. 

3.3. Mụn dễ lây lan xung quanh 

Nặn mụn bọc không đúng kỹ thuật, vi khuẩn, máu và mủ trắng lẫn vàng từ ổ mụn dễ lây lan sang các vùng da xung quanh và gây mụn mới. Với tình trạng mụn lan rộng lúc này cần đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

nan-mun-boc-3
Có nên nặn mụn bọc không?

Như vậy, có nên nặn mụn bọc không? bạn cần xác định rõ tình trạng mụn trên da của mình ở mức độ nào. Nếu mụn bọc nhẹ thì nên cẩn thận khi nặn để không làm tổn thương tế bào da. 

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, lưu ý cần vệ sinh dụng cụ nặn mụn, rửa tay sạch để tránh làm nhiễm trùng vết thương hở, khiến tình trạng mụn lan rộng. Sau khi thực hiện nặn mụn bọc cần chăm sóc da kỹ lưỡng với các dòng sản phẩm chuyên trị mụn để da phục hồi và không để lại sẹo. 

4. Hướng dẫn cách nặn mụn bọc an toàn, không để lại sẹo 

Tùy vào từng nốt mụn bọc to hay nhỏ, sưng viêm nhiều hay ít chúng ta có thể xác định thời điểm nặn mụn. Thông thường, mụn bọc có kích thước nhỏ chỉ cần 2 – 3 tuần nhân mụn khô sẽ nặn được. Mụn bọc to, sưng viêm nhiều thì cần 3 – 4 tuần mới có thể tiến hành nặn để đảm bảo an toàn.

Xem thêm:  Top 5 kem trị sẹo lồi lâu năm tốt nhất trên thị trường

Mỗi loại mụn sẽ có cách nặn khác nhau, dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi thực hiện nặn mụn bọc: 

4.1. Bước 1: Làm sạch da mặt 

Vệ sinh da mặt sạch sẽ là một trong những bước trước khi nặn mụn bọc không thể bỏ qua. Hãy dùng bông tẩy trang loại bỏ lớp bụi bẩn, trang điểm trên da. Sau đó sử dụng sữa rửa mặt chuyên dành cho da mụn để làm sạch da một lần nữa, khiến các vi khuẩn còn tích tụ tại lỗ chân lông được loại bỏ hoàn toàn. 

nan-mun-boc-4
Làm sạch da mặt trước khi nặn mụn bọc.

4.2. Bước 2: Vệ sinh tay, dụng cụ nặn mụn 

Không dùng tay trực tiếp sờ lên mặt, cần rửa tay sạch với xà bông hoặc sử dụng nước âm để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn gây hại cho da. Ngoài ra, nên vệ sinh dụng cụ nặn mụn với cồn hoặc nước ấm để tiệt trùng, đảm bảo an toàn khi chạm trực tiếp vào các nốt mụn.

nan-mun-boc-5
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện nặn mụn.

4.3. Bước 3: Xông hơi da mặt 

Trước khi tiến hành nặn mụn, nên thực hiện bước xông hơi da mặt bằng nước nóng có hơi bốc lên để giúp các lỗ chân lông giãn nở, hỗ trợ đưa nhân mụn lên bề mặt da một cách dễ dàng và không gây đau hay tổn thương cho da. 

nan-mun-boc-6
Xông hơi da mặt giúp làm giãn nở lỗ chân lông

4.4 Bước 4: Tiến hành nặn mụn bọc 

Sử dụng dụng cụ nặn mụn hoặc dùng tăm bông đẩy nhẹ nhân mụn lên bề mặt da. Có thể sử dụng tay, tuy nhiên phải đảm bảo tay đã được vệ sinh sạch sẽ tránh tình trạng mụn viêm nhiễm. Lực nặn mụn vừa phải, nhẹ nhàng không nên áp sát hay mạnh tay khiến da tổn thương dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ khó điều trị. 

Xem thêm:  Tẩy nốt ruồi to và lồi có an toàn không? Giá bao nhiêu?
nan-mun-boc-7
Nặn mụn bọc nhẹ nhàng, tránh gây sẹo thâm.

4.5. Bước 5: Chăm sóc da sau nặn mụn bọc

Sau khi nặn mụn vệ sinh da lại với nước sạch hoặc có thể đắp mặt nạ làm dịu da. Những ngày sau đó nên hạn chế tiếp xúc da với khói bụi, ánh nắng để đảm bảo da được phục hồi ổn định, có thể dùng kem chống để bảo vệ da an toàn. 

5. Điều trị mụn chuyên sâu, an toàn và hiệu quả tại Rockit 

Rockit là chuỗi hệ thống thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam cả về quy mô lẫn chất lượng, với gần 60 cơ sở trải dài tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, được hơn 5 triệu khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Rockit tự hào là địa chỉ trị mụn uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay, mang đến liệu trình điều trị mụn công nghệ cao giúp giải quyết nỗi lo mụn một cách hiệu quả nhanh chóng.

Quy trình trị mụn tại Rockit, chuyên gia da liễu sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn, tùy theo tình trạng mụn của khách hàng nặng hay nhẹ để đưa ra liệu trình phù hợp. Chúng tôi áp dụng quy trình điều trị mụn chuẩn Y khoa – an toàn – nhanh chóng – hiệu quả. 

nan-mun-boc-8

nan-mun-boc-9

nan-mun-boc-10

***Lưu ý: Kết quả còn phụ thuộc vào cơ địa từng người 

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn biết cách nặn mụn bọc đúng cách, an toàn không để lại sẹo. Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ điều trị mụn chuyên sâu tại Rockit, xin vui lòng liên hệ qua số hotline 1900 6689 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm bài viết:

  • Sau khi nặn mụn có nên chườm đá không? Góc giải đáp
  • Mụn bọc ở cằm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
  • Mụn bọc ở má: Nguyên nhân và cách điều trị
  • Nặn mụn có tốt không? Nặn như thế nào là đúng?
  • 5+ cách trị mụn mủ viêm sưng to hiệu quả tại nhà