Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong đời người phụ nữ. Đó là niềm hạnh phúc vỡ òa khi một thiên thần nhỏ chào đời. Tuy nhiên bị nám da khi mang thai cũng đem đến cho các bà mẹ một số vấn đề sức khỏe nhất định.

1. Nguyên nhân gây nám da khi mang thai?

Nám da khi mang thai là tình trạng các đốm hoặc mảng màu nâu xuất hiện trên da. Tùy thuộc vào từng loại da mà màu sắc nám cũng sẽ thay đổi.

Các vết nám sẽ hình thành nhiều nhất trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Với các chị em bị nám da trước đó thì tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn trong giai đoạn mang thai.

Nguyên nhân phụ nữ bị nám da khi mang thai là do rối loạn nội tiết Estrogen và progesterone khiến chúng tăng cường tác động sắc tố lên tế bào da, trong đó có cả hắc sắc tố malanin – thủ phạm làm da sạm nám.

Cơ chế tác động: Thời kỳ mang thai, Hormone Estrogen hoạt động mạnh mẹ tiết ra nhiều enzyem tạo nên tyrosinase khiến cho tế bào da bị nhạy cảm hơn so với ánh nắng mặt trời. Vì thế, chị em phụ nữ dễ bị nám hơn trong giai đoạn thai kì. Theo thống kế, cứ 100 trường hợp thì có đến 70 chị em bị nám do mang thai.

Phụ nữ cần làm gì khi bị nám da trong lúc mang thai?
Phụ nữ cần làm gì khi bị nám da trong lúc mang thai?

2. Bị nám da khi mang thai sau sinh có tự hết không?

Nám da có thể giảm dần và biến mất hoàn toàn sau khi sinh, đặc biệt là ở những bà mẹ chưa từng bị nám trước đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nám da sau sinh sẽ không tự khỏi mà cần phải điều trị bằng nhiều liệu pháp.

Nám da là tình trạng mãn tính, có nhiều cách để khắc phục làn da của bạn khi mang thai. Ngoài ra, nám da chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ và không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy chị em không phải lo lắng quá nhiều về tình trạng bị nám da khi mang thai.

Xem thêm:  Top 9+ cách trị tàn nhang bằng dầu dừa hiệu quả tại nhà
Bị nám da khi mang thai sau sinh có tự hết không?
Bị nám da khi mang thai sau sinh có tự hết không?

3. Phương pháp trị bị nám da khi mang thai hiệu quả

Phụ nữ bị nám khi mang thai thường mất tự tin khi đi ra đường. Phương pháp nào để điều trị nám hiệu quả là mối quan tâm chung của các bà bầu. Tuy nhiên, việc điều trị trong giai đoạn này cần phải đề cao tính an toàn lên hàng đầu. Một số giải pháp dưới đây các mẹ bầu có thể tham khảo nhé!

3.1. Lựa chọn dòng kem chống nắng

Ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím (UV) có thể gây nám da và làm tăng sự thay đổi sắc tố da. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng có SPF 30 hoặc cao hơn nhằm ngăn chặn tia UVA và UVB tác động lên da.

Bạn nên bôi kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà hay ở ngoài trời. Trường hợp nếu đi ra ngoài phải bôi lại thường xuyên, cách 3 – 4 tiếng thoa kem lại 1 lần. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, làn da của bạn sẽ tiếp xúc với một lượng tia UV đáng kể dù đang ngồi trong ô tô hoặc thậm chí ngồi gần cửa sổ.

Lựa chọn dòng kem chống nắng
Lựa chọn dòng kem chống nắng phù hợp

3.2. Đảm bảo che chắn cẩn thận khi ra ngoài

Khi ra ngoài, bà bầu cần che chắn toàn bộ cơ thể kỹ lưỡng để bảo vệ da. Chỉ nên thực hiện tắm nắng trước 8 giờ sáng. Sau khoảng thời gian này, mẹ bầu nên hạn chế ra ngoài, nếu có việc gấp hãy dùng nhiều biện pháp che chắn cẩn thận như:

3.3. Sử dụng sản phẩm dưỡng da không gây tác dụng phụ

Một số sản phẩm như sữa rửa mặt, kem chống nắng, kem dưỡng da có thể gây kích ứng da và khiến tình trạng nám trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, một số hóa chất trong mỹ phẩm khi hấp thụ vào bên trong da có thể sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, chị em nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm khi mang thai, nếu có nên lựa chọn những sản phẩm an toàn, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Xem thêm:  5+ cách triệt lông vùng kín nam giới hiệu quả tại nhà

Không nên thực hiện các liệu pháp giảm nám khi mang thai dưới đây nếu chưa có sự đồng ý của Bác sĩ:

Sử dụng sản phẩm dưỡng da không gây tác dụng phụ
Sử dụng sản phẩm dưỡng da không gây tác dụng phụ

3.4. Sử dụng vitamin C

Vitamin C, còn được gọi là axit ascorbic, làm giảm hắc tố melanin trên da. Vitamin C tương tác với các ion đồng (Cu) tại vị trí hoạt động của tyrosinase để ức chế hoạt động của tyrosinase, do đó làm giảm sự hình thành melanin.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Vitamin C đem đến hiệu quả mờ thâm, giảm nám nhờ cơ chế tác động trực tiếp lên sự hình thành của hắc tố gây nám da. Chính vì vậy để giúp mờ nám hiệu quả, mẹ bầu có thể bổ sung vitamin C dưới dạng serum thoa lên da, viên uống hoặc tốt nhất bổ sung bằng các loại hoa quả, trái cây tươi.

3.5. Sử dụng axit azelaic dùng trong trị nám

Mặc dù hầu hết các thành phần giúp làm sáng da đều bị chống chỉ định trong thời kỳ mang thai, nhưng bạn có thể tham khảo ý kiến ​​của Bác sĩ: “Dùng axit azelaic có thể được sử dụng để điều trị nám hay không?”

Axit azelaic thường được sử dụng để điều trị tăng sắc tố khi mang thai. Chúng được điều chế theo nhiều dạng như đơn thuốc theo toa, gel, kem,… Đây là một trong những thành phần làm sáng da duy nhất được coi là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Sử dụng axit azelaic dùng trong trị nám
Sử dụng axit azelaic dùng trong trị nám

3.6. Trị nám da khi mang thai bằng chế độ ăn uống

Để trị nám và tàn nhang cho bà bầu, hãy cải thiện sức khoẻ từ sâu bên trong da bằng chế độ ăn uống và nghĩ ngơi khoa học.

Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm tàn nhang hay vết thâm, bạn có thể tham khảo để bổ sung hàng ngày như:

Xem thêm:  Trị nám bằng rễ cây ngâm rượu có tốt không? Cần lưu ý gì?

3.7. Trị nám da bằng các mặt nạ thiên nhiên

Một số dòng mặt nạ từ các nguyên liệu thiên nhiên, mẹ bầu có thể áp dụng như:

Mặt nạ khoai tây

Khoai tây rửa sạch, luộc chín nhừ rồi nghiền mịn. Bọc khoai tây đã nghiền mịn vào lớp khăn mỏng và đắp lên mặt. 

Sau 15 phút rửa mặt thật sạch với nước. Mặt nạ này có thể sử dụng một tuần 3 lần.

>>>Xem thêm: 7+ cách trị nám bằng khoai tây hiệu quả cấp tốc

Thực hiện phương pháp này 2 - 3 lần/ tuần để sỡ hữu làn da trắng sáng
Thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần/ tuần để sỡ hữu làn da trắng sáng

Mặt nạ lòng đỏ trứng gà

Lấy lòng đỏ trứng gà, bỏ vào bát cùng với một ít mật ong. Sau đó đánh quyện vào nhau. Dùng thìa tán đều ra mặt, đợi 25 phút sau ra rửa mặt thật sạch với nước. Mặt nạ này chỉ sử dụng được tuần một lần.

Đắp mặt nạ lòng đỏ trứng gà là giải pháp tuyệt vời cho bà bầu bị nám
Đắp mặt nạ lòng đỏ trứng gà là giải pháp tuyệt vời cho bà bầu bị nám

Mặt nạ dưa chuột

Mặt nạ dưa chuột mát có tác dụng thanh lọc làn da, giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả, tạo cảm giác thư thái. Bạn chỉ cần làm sạch dưa chuột, để cả vỏ và thái lát dưa chuột mỏng rồi đắp từng miếng lên mặt. Sau 15 phút rửa mặt thật sạch với nước.

Đáp mặt nạ dưa chuột là giải pháp tốt trị nám cho bà bầu
Đáp mặt nạ dưa chuột là giải pháp tốt trị nám cho bà bầu

Mặt nạ cà chua

Cà chua chứa nhiều vitamin A, C, làm cho làn da thêm hồng hào. Cà chua có thể nghiền nhuyễn hoặc thái lát để đắp lên mặt. Khoảng 15 phút sau, rửa lại mặt bằng nước sạch. 

>>>Xem thêm: 10+ công thức điều trị nám bằng cà chua hiệu quả tại nhà

Bị nám da khi mang thai nên đắp mặt nạ cà chua
Bị nám da khi mang thai nên đắp mặt nạ cà chua

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên áp dụng các biện pháp chữa trị nám da hoặc dưỡng da bằng các loại mỹ phẩm khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Vì rất có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

4. Các lưu ý khi trị nám da cho bà bầu

 Trị nám da mặt bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động
 Trị nám da mặt bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động

Để hạn chế những ảnh hưởng của bị nám da khi mang thai bạn nên làm theo những gợi ý sau đây của các chuyên gia da liễu Rockit:

Bị nám da khi mang thai không đáng lo ngại, nếu biết cách khắc phục thì có thể giảm nám, hoặc nám sẽ mờ dần sau khi sinh. Chị em nên lựa chọn một cách chăm sóc da phù hợp và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nhé. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và trẻ đẹp!