Mụn cám quanh miệng: nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Mụn cám quanh miệng là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Việc xuất hiện nhiều nốt mụn li ti ở vùng cằm và miệng sẽ gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc điều trị cũng không quá khó khăn khi biết cách chăm sóc hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị tình trạng này.

I- Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn cám quanh miệng?

So với mụn trứng cá thì mụn cám nhẹ hơn với nhiều nốt nhỏ li ti ở lỗ chân lông. Tuy nhiên khi mụn cám quanh miệng chính là nỗi ám ảnh của nhiều người. Mặc dù không gây viêm nhiễm nhưng lại gây mất thẩm mỹ khiến người bị không còn tự tin. Những nốt mụn cám xuất hiện quanh miệng là do những lý do sau:

1/ Làm sạch da không đúng cách

Làn da khi không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân lớn nhất khiến da mọc các loại mụn, trong đó có cả mụn cám. Trong quá trình sinh hoạt, ăn uống hàng ngày sẽ khiến da tích tụ nhiều bụi bẩn cũng như bã nhờn hơn.

Việc vệ sinh da không sạch sẽ trong thời gian dài sẽ khiến lỗ chân lông bí tắc làm mụn li ti xuất hiện quanh miệng.

2/ Nội tiết tố rối loạn

Những thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì hay đang mang thai sẽ làm tăng lượng bã nhờn dẫn đến mụn cám hình thành. Ngoài ra, căng thẳng quá mức và thường xuyên cũng khiến tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh. Kết hợp cùng vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ ngày một nhiều càng dễ mọc mụn cám vùng cằm và quanh miệng.

3/ Dùng mỹ phẩm không phù hợp

Hiện nay, thị trường có nhiều các sản phẩm chăm sóc da khác nhau. Việc không hiểu rõ tình trạng da dẫn đến lựa chọn mỹ phẩm không phù hợp dễ gây ra kích ứng. Một trong những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là quanh miệng.

Xem thêm:  Tại sao mụn trứng cá mọc nhiều và những điều bạn cần biết

4/ Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, ăn uống không điều độ nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng… sẽ ảnh hưởng lớn đến làn da. Bạn sẽ thấy da bắt đầu sạm dần, mụn cám xuất hiện và ngày một nhiều.

Vệ sinh da không sạch khiến vi khuẩn phát triển mạnh dẫn đến mụn cám hình thành

Vệ sinh da không sạch khiến vi khuẩn phát triển mạnh dẫn đến mụn cám hình thành

II- Mụn cám quanh miệng có tự hết không?

Bạn V.V.T (20 tuổi – Vĩnh Phúc)  gửi đến Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam thắc mắc như sau: “Chào bác sĩ, thời gian gần làn da của em xuất hiện nhiều nốt mụn bọc và mụn cám. Đặc biệt vùng quanh miệng những nốt mụn cám li ti mọc lên dày đặc. Em có ý định đi lấy nhân mụn nhưng mọi người khuyên không nên nặn mà để mụn tự hết. Xin hỏi bác sĩ mụn cám mọc quanh miệng có tự hết được không?”

Với thắc mắc của bạn V.V.T, bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam) đưa ra lời giải thích như sau:

“Mụn cám không thể tự hết nếu không có biện pháp chăm sóc da hợp lý. Bạn cần phải vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày và thường xuyên tẩy tế bào chết thì mụn mới dần dần thuyên giảm”.

Chỉ khi chăm sóc da đúng cách mới có thể làm dịu da và kiểm soát tình trạng mụn. Sau một thời gian sẽ thấy sự thay đổi, nốt mụn biến mất.

Mụn cám ở quanh miệng sẽ bị nặng hơn nếu không điều trị

Mụn cám ở quanh miệng sẽ bị nặng hơn nếu không điều trị

III- Cách xử lý khi mọc mụn cám quanh miệng?

Nếu bạn mong muốn mụn thuyên giảm nhanh chóng có thể áp dụng các phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc bôi do bác sĩ kê đơn.

Xem thêm:  Mụn đinh râu uống kháng sinh gì? Hiệu quả điều trị của kháng sinh

1/ Trị mụn cám bằng phương pháp dân gian

Điều trị mụn bằng phương pháp dân gian sẽ sử dụng những nguyên liệu có ngay trong tự nhiên. Thông thường cách này được sử dụng đối với tình trạng mụn cám nhẹ không quá nhiều.

Những nguyên liệu thường được sử dụng để loại bỏ mụn cám phải kể đến: dầu dừa, nước cốt chanh, lòng trứng gà, kem đánh răng, khoai tây, lá diếp cá, tỏi, rau mùi… Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp dân gian là vô thưởng vô phạt. Thậm chí, nhiều trường hợp da nhạy cảm còn dẫn đến kích ứng và làm tình trạng mụn thêm trầm trọng hơn.

2/ Điều trị bằng thuốc

Tình trạng da của mỗi người sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa. Vì thế việc điều trị mụn cám bằng thuốc theo đơn kê của bác sĩ da liễu sẽ đem đến hiệu quả và an toàn hơn. Bạn phải chắc chắn dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ mới không làm tình trạng mụn trở lên nghiêm trọng.  Những loại thuốc được bác sĩ da liễu kê đơn gồm:

– Thuốc kháng sinh uống hoặc bôi: Loại này sẽ ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn trên da.

– Kem trị mụn: Thông thường loại được kê đơn nhiều nhất phải kể đến axit retinoic hoặc benzoyl peroxide.

– Thuốc tránh thai: Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn nhằm điều trị mụn ở những người bị mụn trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Isotretinoin: Loại này nằm trong nhóm retinoid sẽ điều chỉnh lại lượng dầu sản sinh trên da.

Muốn phương pháp điều trị bằng thuốc thành công thì cần kết hợp chăm sóc da đúng cách và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chẩn trị.

Các loại kem trị mụn phải dùng theo đơn kê của bác sĩ

Các loại kem trị mụn phải dùng theo đơn kê của bác sĩ

IV- Có nên nặn mụn cám ở cằm và miệng?

Theo bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam), không nên tự ý nặn mụn cám. Dù bị mụn cám không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng khi nặn không đúng cách hoặc tay không vệ sinh sạch rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm và lan rộng.

Xem thêm:  Mụn trứng cá không nhân: Bí quyết loại bỏ mụn không nhân

Tốt nhất, hãy vệ sinh thật sạch hoặc tìm đến bác sĩ da liễu để được hướng dẫn chăm sóc cũng như điều trị đúng cách.

Không nên tự ý nặn mụn bởi điều đó sẽ làm lây lan rộng hơn

Không nên tự ý nặn mụn bởi điều đó sẽ làm lây lan rộng hơn

V- Cách ngăn ngừa mụn cám tái phát?

Muốn ngăn chặn sự hình thành và phát triển ngày một nhiều của mụn cám ở quanh miệng, hãy áp dụng những biện pháp dưới đây:

– Sau một ngày dài, khi vệ sinh da mặt nên chú ý nhiều hơn đến vùng cằm và quanh miệng.

– Nên sử dụng các loại sữa rửa mặt có chứa salicylic acid để sát khuẩn, giảm dầu nhờn. Đồng thời còn hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây mụn.

– Trường hợp vùng quanh miệng đổ nhiều dầu nên trang bị giấy thấm dầu để sử dụng khi cần thiết.

– Vệ sinh đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, vỏ gối thường xuyên và phơi dưới nắng to để đảm bảo diệt khuẩn.

– Hàng tuần tẩy tế bào chết định kỳ để lỗ chân lông không bị bít tắc, hạn chế tối đa sự trở lại của mụn cám.

– Bổ sung nhiều rau, củ, hoa quả và hạn chế ăn những món dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có ga…

– Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ không thức qua 12h đêm.

Mụn cám quanh miệng không phải vấn đề nguy hiểm như mụn bọc, mụn nang… Mọi người hoàn toàn có thể điều trị hết hoàn toàn trong thời gian ngắn. Để mụn cám không là nỗi ám ảnh thì hãy chăm sóc và vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày.

Bài viết được Rockit online tổng hợp trên nguồn internet, mọi thông tin chỉ là yếu tố tham khảo, bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia hay từ các bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp.

Doctor Anna

Doctor Anna

Doctor Anna là bác sĩ tư vấn chăm sóc da và chữa trị các bệnh về da liễu hàng đầu tại TPHCM và Hà Nội hiện nay, với gần 20 năm nghiên cứu các bệnh về da và nghiên cứu ra nhiều loại thuốc giúp da luôn khỏe mạnh, phòng chống các bệnh da liễu.

Rockit
Logo