Mụn cóc ở bụng: Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

Mụn cóc ở bụng là một loại u nhú hình thành do virus HPV tác động gây nên. Chúng có thể phát triển, lan sang nhiều vùng khác nhanh chóng khiến da sần sùi, thô ráp. Vậy nguyên nhân do đâu khiến mụn cóc hình thành ở vùng bụng? Điều trị mụn cóc lên ở vùng bụng như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.

1. Vì sao mụn cóc mọc ở bụng?

Mụn cóc ở bụng gây nên bởi virus Human Papillomavirus (HPV). Đây là một dạng virus gây ra một số loại mụn và ung thư trên cơ thể người.

Có khoảng 150 chủng virus HPV, trong đó có một số loại gây ra mụn cóc. Trong đó, thể 6 và thể 11 là lý do chính (chiếm đến 90%)  gây mụn cóc trên bụng.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa, sức khỏe, hệ miễn dịch của mỗi người mà khi tiếp xúc với virus HPV có gây mụn cóc hay không. Đa số người khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt không bị mọc mụn cóc trên bụng khi tiếp xúc với virus HPV. 

Vì sao mụn cóc mọc ở bụng?

Vì sao mụn cóc mọc ở bụng?

2. Dấu hiệu bị mọc mụn cóc ở bụng

Người bị mụn cóc có một số dấu hiệu đặc trưng dễ dàng nhận biết. Cụ thể, một số dấu hiệu nhận biết điển hình gồm:

– Gây khó chịu trên da, đôi khi gây chảy máu nếu không may chạm vào, gây cọ xát với vùng mụn.

– Có thể sưng, rộp lên gây đau, buốt khi chạm vào.

– Ngứa hoặc kích ứng tại vùng da bị mụn cóc.

Một số trường hợp mụn cóc mọc ở bụng có thể tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, đa số vẫn tồn tại và phát triển, lây lan trong thời gian dài. Khi phát triển càng to, càng nhiều sẽ gây đau hơn, chảy máu khi va chạm và làm mất thẩm mỹ vùng da ở bụng.

3. Nguyên nhân gây ra mụn cóc trên bụng

Mụn cóc xuất hiện ở vùng bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân chính gây mụn cóc trên bụng bao gồm:

– Lây truyền từ bộ phận khác sang vùng bụng hoặc lây từ người bệnh này sang người khác. 

– Cào nặn mụn có thể làm lây lan mụn cóc sang vùng bụng. 

– Da ẩm ướt do ngâm nước hay có vết trầy xước vô tình tiếp xúc với vi khuẩn HPV trong đồ vật cá nhân, môi trường sống. 

Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu cho rằng, nguy cơ bị mụn cóc lây lan từ người khác tại vùng bụng rất thấp, trừ khi bạn bị nhiễm HIV/AIDS hoặc thuốc ức chế miễn dịch làm hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. 

Nguyên nhân gây ra mụn cóc trên bụng

Nguyên nhân gây ra mụn cóc trên bụng

4. Cách trị mụn cóc ở bụng hiệu quả tại nhà

Mọi người vẫn truyền tai nhau rằng, trị mụn cóc trên bụng tại nhà bằng cách sử dụng các nguyên liệu thân thuộc, sẵn có cũng mang lại hiệu quả. Sau khảo sát trên các hội nhóm, dưới đây là tổng hợp các cách trị mụn cóc trên bụng tại nhà hiệu quả nhất:

 4.1. Tỏi – trị mụn cóc ở bụng

Tỏi khi được giã nhuyễn sẽ tiết ra enzyme Alinase – chất có tính oxy hóa mạnh, kháng khuẩn tốt. Đồng thời, hoạt chất axit amin – Alliin có trong tỏi khi kết hợp cùng enzyme Alinase tạo ra hợp chất diệt khuẩn mạnh, làm ức chế vi khuẩn HPV gây mụn cóc.

Cách trị mụn cóc trên bụng bằng tỏi như sau:

– Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng mụn cóc mọc ở bụng bằng nước muối sinh lý, sau đó thấm khô. 

Xem thêm:  Mụn mủ sưng to là gì? Cách điều trị triệt để

– Bước 2: Dùng 1-2 tép tỏi (tùy vào số lượng nốt mụn) lột sạch vỏ, xay hoặc giã nhuyễn. 

– Bước 3: Đắp lượng tỏi vừa làm nhuyễn lên vùng da mụn, sử dụng băng keo cá nhân băng cố định trên da 5-6 tiếng.

– Bước 4: Sau 5-6 tiếng lấy ra, để da khô trong khoảng 1-2 giờ, sau đó lại đắp tỏi lên da. 

Thực hiện phương pháp này liên tục theo hướng dẫn cho đến khi mụn cóc khô, bong dần đến hết chân mụn. 

Tỏi - trị mụn cóc ở vùng bụng

Tỏi – trị mụn cóc ở vùng bụng

 4.2. Trị mụn cóc ở bụng bằng giấm táo

Giấm táo có thể sử dụng để loại bỏ mụn cóc ở vùng bụng bởi trong giấm táo có axit axetic giúp tiêu diệt vi khuẩn HPV khi tiếp xúc. Đồng thời, giấm phá hủy vùng da bị nhiễm trùng, khiến mụn bong ra, kích thích hệ thống miễn dịch kháng vi khuẩn, ngăn mụn cóc tái lại.

Cách sử dụng giấm táo để loại bỏ mụn cóc trên bụng đơn giản như sau:

– Bước 1: Sử dụng 2 thìa giấm táo trộn đều cùng 1 thìa nước lọc để pha loãng giấm.

– Bước 2: Lấy bông nhúng vào dung dịch giấm và nước, đắp trực tiếp lên mụn cóc. 

– Bước 3: Băng lại và để qua đêm, sáng dậy lấy ra, không cần làm sạch lại với nước. 

Trị mụn cóc bằng giấm táo

Trị mụn cóc bằng giấm táo

 4.3. Cách trị mụn cóc ở bụng bằng lá tía tô

Limonene và Perillaldehyde là 2 chất có khả năng kháng khuẩn, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV gây mụn cóc. Vì vậy, lá tía tô sử dụng trong điều trị mụn cóc rất tốt. Ngoài ra, lá tía tô còn giúp nuôi dưỡng, kích thích da phục hồi sau điều trị mụn cóc.

Cách trị mụn cóc trên bụng bằng lá tía tô như sau:

– Bước 1: Sử dụng lá tía tô tươi, rửa sạch và xay nhuyễn, ép lấy nước sau đó trộn với 10ml kem đánh răng.

– Bước 2: Đắp lên vùng da bị mụn cóc trên bụng, để hỗn hợp qua đêm

– Bước 3: Tháo hỗn hợp khỏi vùng da bị mụn, làm sạch da với nước mát. 

Tía tô sử dụng trong điều trị mụn cóc rất tốt

Tía tô sử dụng trong điều trị mụn cóc rất tốt

 4.4. Cách trị mụn cóc ở bụng bằng nha đam

Giberelin và polysaccharide là 2 hoạt chất có trong nha đam với tác dụng kháng khuẩn, giúp ức chế vi khuẩn gây mụn cóc trên da. Bên cạnh đó, Kẽm, vitamin C, vitamin E có trong nha đam giúp da phục hồi, tái tạo nhanh chóng.

Cách sử dụng nha đam để tạo hỗn hợp trị mụn cóc trên bụng như sau:

– Bước 1: Lấy gel nha đam trộn đều với bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 1:1.

– Bước 2: Thoa hỗn hợp gồm mật ong, nha đam, bột nghệ lên vùng da mụn. 

– Bước 3: Chờ trong 15 phút thì rửa sạch hỗn hợp trên da, nên đắp thường xuyên hàng ngày để mụn nhanh gom và rụng đi. 

Nha đam trị mụn cóc ở vùng bụng

Nha đam trị mụn cóc ở vùng bụng

 4.5. Cách trị mụn cóc ở bụng bằng vỏ chuối

Mụn cóc có thể trị bằng cách dùng vỏ chuối xanh. Trong vỏ quả chuối xanh chứa  lutein và carotenoid, vitamin C và kẽm,…giúp da kháng khuẩn, ngăn mụn tác động làm lây lan mụn cóc. Đồng thời, vùng da bị mụn cũng được làm dịu, phục hồi nhanh, làm mờ sẹo sau khi trị sẹo thành công.

– Bước 1: Mài mềm nốt mụn cóc trên bụng trước khi tạo hỗn hợp vỏ chuối trị mụn.

– Bước 2: Sử dụng vỏ chuối xanh, xay nhuyễn

Xem thêm:  Cách sử dụng Baking Soda để điều trị mụn hiệu quả

– Bước 3: Đắp phần hỗn hợp vỏ chuối xanh lên da, băng lại và để qua đêm, rửa sạch da sau khi tháo băng. 

Cách trị mụn cóc bằng vỏ chuối xanh

Cách trị mụn cóc bằng vỏ chuối xanh

 4.6. Điều trị mụn cóc trên bụng bằng kem đánh răng

Kem đánh răng chứa thành phần sodium pyrophosphate, triclosan có tác dụng diệt khuẩn, làm khô nốt mụn cóc nhanh chóng. Nhờ vậy, mọi người vẫn truyền tai nhau có thể sử dụng kem đánh răng để loại bỏ mụn cóc trên bụng.

Cách điều trị mụn cóc bằng kem đánh răng như sau:

– Bước 1: Trộn đều kem đánh răng với một lượng mật ong tương đương.

– Bước 2: Thoa hỗn hợp kem đánh răng và mật ong lên da, chờ 10 phút sau đó rửa lại với nước sạch. 

Điều trị mụn cóc trên bụng bằng kem đánh răng

Điều trị mụn cóc trên bụng bằng kem đánh răng

 4.7. Điều trị mụn cóc trên bụng bằng sữa chua

Trị mụn cóc bằng sữa chua cần kiên trì bởi nếu chỉ sử dụng mình sữa chua, hiệu quả mang lại lâu hơn so với các nguyên liệu kể trên.

Để rút ngắn thời gian điều trị, bạn có thể kết hợp sữa chua với lòng trắng trứng gà trị mụn cóc.

– Bước 1: Trộn 1 lòng trắng trứng gà với nửa hộp sữa chua không đường. 

– Bước 2: Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn cóc trên bụng, rửa lại bằng nước ấm sau 15 phút. 

Điều trị mụn cóc trên bụng bằng sữa chua

Điều trị mụn cóc trên bụng bằng sữa chua

5. Thuốc trị mụn cóc trên bụng

5.1. Thuốc trị mụn cóc trên bụng Benzoyl Peroxide

Benzoyl peroxide có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HPV gây mụn cóc, chống lại vi khuẩn gây mụn cóc, làm giảm các triệu chứng trên da nhanh chóng.

Người bệnh có thể mua thuốc bôi trị mụn có thành phần Benzoyl peroxide không kê đơn tại hiệu thuốc để trị mụn cóc. Khi bôi lên da, Benzoyl peroxide ngay lập tức phát huy tác dụng chống lại vi khuẩn HPV gây mụn cóc.

Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide

 5.2. Thuốc trị mụn cóc ở bụng Acid Salicylic

Acid Salicylic là hoạt chất thường thấy trong các sản phẩm bôi thoa trị mụn cóc. Bôi Acid Salicylic sẽ làm lớp mụn cóc bong ra từ từ.

Với các trường hợp mụn cóc to, bác sĩ kê đơn thuốc bôi Acid Salicylic với nồng độ cao hơn để làm bong mụn nhanh chóng.

 5.3. Thuốc bôi trị mụn cóc trên bụng Imiquimod

Thuốc bôi trị mụn cóc trên bụng Imiquimod là là một loại thuốc trị ung thư da. Khi bôi sẽ tác động làm mụn cóc từ từ rụng dần. Thuốc bôi Imiquimod làm giảm triệu chứng sưng đau khi bị mụn cóc. Khi kết hợp với phương pháp xịt lạnh sẽ mang lại hiệu quả trị mụn cao hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng Imiquimod trong trị mụn cóc phải được bác sĩ kê đơn.

 5.4. Thuốc trị mụn cóc trên bụng Podofilox

Podofilox là thuốc bôi sử dụng để loại bỏ mụn cóc, ngăn ngừa hình thành u bướu. Sau khi bôi tại vùng da bị mụn cóc sẽ cảm giác tê như bị phỏng, hơi ngứa ngáy. Đây chính là lúc thuốc phát huy tác dụng. Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp cụ thể theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Podofilox

Podofilox

 5.5. Thuốc trị mụn cóc ở bụng 5-fluorouracil (5-FU)

Thuốc trị mụn cóc 5-fluorouracil (5-FU) là hoạt chất chống ung thư, cũng thường được sử dụng cho các trường hợp mụn cóc tạo thành bướu. Với tác động mạnh và nhanh chong,  5-fluorouracil là một chất chống ung thư thường được sử dụng để điều trị các trường hợp mụn cóc tạo thành bướu, không được bán tùy tiện, chỉ bán theo đơn kê của bác sĩ.

Xem thêm:  Mụn cóc lòng bàn tay: Nguyên nhân, nhận biết và cách điều trị

 5.6. Thuốc trị mụn cóc trên bụng Cantharidin

Cantharidin thuộc nhóm thuốc terpenoid, có nguồn gốc từ côn trùng. Khi thoa lên da, Cantharidin được thẩm thấu vào bên trong tạo ra protease serine. Protease serine làm tách rời liên kết giữa các tế bào, khiến chúng không thể kết nối với nhanh nữa. Nhờ vậy, các tế bào nhiễm HPV phồng lên, bong ra ngoài.

Vì vậy, Cantharidin khi sử dụng để điều trị mụn cóc trên da bụng sẽ tác động tạo ra vết bỏng, làm bong và loại bỏ mụn cóc.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Mụn cóc ở bụng có tự khỏi không?

“Tôi bị mụn cóc trên bụng 2 tháng nay, chưa có biểu hiện thuyên giảm. Theo bác sĩ tôi có nên đến bệnh viện để điều trị không, hay chờ cho mụn tự khỏi?” – Chị H.M đặt câu hỏi cho bác sĩ Lê Thị Thủy tại hội thảo da liễu. 

Bác sĩ Lê Thị Thủy – Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam cho biết:

“Mụn cóc gây ra bởi virus HPV và chủng virus này sống rất dai trên cơ thể người, đặc biệt là ở người có hệ miễn dịch suy yếu. Khi HPV đã biểu hiện thành các nốt mụn cóc trên cơ thể, có rất ít các trường hợp tự khỏi. Đa phần mụn đều lan rộng nhanh bởi người bệnh cạy, nặn mụn và vô tình làm virus lây lan sang vùng da xung quanh.

Tôi chưa biết tình trạng mụn cóc ở bụng của chị H.M hiện tại như thế nào nhưng tôi khuyên chị nên đi khám để được tư vấn sử dụng thuốc hoặc thực hiện các biện pháp can thiệp để ngăn chặn virus tiếp tục lây lan gây mụn cóc xấu xí trên da”.

6.2. Làm thế nào để ngăn ngừa mụn cóc trên bụng?

Để ngăn ngừa mụn cóc trên da, bạn cần chú ý thực hiện theo một vài lưu ý quan trọng như sau:

– Tránh cạy, nặn, cào vào vết mụn cóc mọc trên vùng bụng.

– Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác, không chạm vào nốt mụn cóc của người khác.

– Tiêm vắc-xin ngừa HPV càng sớm càng tốt, có thể tiêm từ khi đủ 9 tuổi.

– Cẩn trọng khi đến nơi công cộng, sát khuẩn, tắm rửa sạch sẽ khi về nhà.

6.3. Mụn cóc ở bụng có gây ngứa và đau không?

Mụn cóc mọc ở vùng bụng có gây ra biểu hiện đau, ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Tại vùng mụn có thể xuất hiện sưng đỏ, lộ mao mạch xung quanh. 

Đồng thời, bạn cũng có thể cảm thấy châm chích nhẹ khi cọ xát vùng mụn với quần áo. Một vài trường hợp mụn cóc thế thể chảy máu, đau nhức nhiều khi người bệnh vô tình chạm vào. 

Mụn cóc trên bụng có gây ngứa và đau không?

Mụn cóc trên bụng có gây ngứa và đau không?

6.4. Khi nào cần gặp bác sĩ để điều trị mụn cóc ở bụng?

Khi nhận thấy một số các triệu chứng sau đây, bạn nên gặp bác sĩ để trị mụn cóc để tránh tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn:

– Xuất hiện mụn cóc trên bụng và nhiều bộ phận khác trên cơ thể, trong đó có cơ quan sinh dục.

– Dấu hiệu chảy máu ở vùng mụn kèm theo vảy xung quanh nốt mụn.

– Gây đau đớn kéo dài, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

– Đi kèm các bệnh lý khác như: tiểu đường, HIV/AIDS.

Trên đây là thông tin về vấn đề mụn cóc ở bụng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn cóc mọc ở vùng bụng, từ đó phát hiện và lựa chọn phương án điều trị phù hợp. 

Ngoài ra, nếu còn băn khoăn hay thắc mắc về các thông tin đề cập trong bài viết, vui lòng liên hệ hotline 1900 6466 để được tư vấn và giải đáp cụ thể. 

Bài viết được Rockit online tổng hợp trên nguồn internet, mọi thông tin chỉ là yếu tố tham khảo, bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia hay từ các bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp.

Doctor Anna

Doctor Anna

Doctor Anna là bác sĩ tư vấn chăm sóc da và chữa trị các bệnh về da liễu hàng đầu tại TPHCM và Hà Nội hiện nay, với gần 20 năm nghiên cứu các bệnh về da và nghiên cứu ra nhiều loại thuốc giúp da luôn khỏe mạnh, phòng chống các bệnh da liễu.

Rockit
Logo