Mụn cóc phẳng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Mụn cóc phẳng là một dạng một dạng tổn thương trên bề mặt da do virus HPV gây ra. Mụn cóc xuất hiện ở cổ, mu bàn tay, chân gây mất thẩm mỹ và cản trở việc cử động, đi lại. Vậy mụn cóc phẳng là gì? Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy – Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ hỗ trợ thông tin đến khách hàng trong bài viết dưới đây.

I. Mụn cóc phẳng là gì?

Mụn cóc phẳng là trạng thái tế bào da phát triển nhưng không bình thường do papillomavirus (HPV) gây nên. Theo thống kê, có hơn 60 loại virus HPV khác nhau. Trong số đó có loại tác động lên da làm hình thành mụn cóc. Các loại HPV 3, 10, 28, 49 tác động trực tiếp kích thích sự hình thành mụn cóc thông qua tế bào ngoài da.

Đa số mụn cóc xuất hiện ở ngón tay, vị trí gần móng tay hoặc bàn tay, bàn chân. Một số trường hợp khác, virus HPV phát triển ở bộ phận sinh dục, hay còn gọi là mụn cóc sinh dục – sùi mào gà.

HPV chủ yếu lần qua đường tình dục nhưng cũng có thể gây qua tiếp xúc với máu của người bệnh. Điều này có nghĩa rằng, nếu cào, gãi hoặc để máu của vùng mụn dính sang các vùng da khác có thể gây lây lan mụn cóc trên cơ thể. Virus HPV gây nên mụn cóc có khả năng sống sót lâu dài trên nhiều bề mặt khác nhau. Do vậy, việc sử dụng chung thiết bị cạo râu, dụng cụ cắt móng,…có thể làm tăng nguy cơ bị mụn cóc. 

Mụn cóc phẳng là gì? 

Mụn cóc phẳng là gì?

II. Ai có nguy cơ bị mụn cóc phẳng?

Có nhiều đối tượng có nguy cơ bị mụn cóc, chủ yếu phổ biến ở thanh thiếu niên. Có đến 7-10% thanh thiếu niên có xuất hiện mụn cóc. Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, kể cả khi không quan hệ tình dục. Dạng mụn cóc này chủ yếu lên ở vùng da mặt, tay, cổ,…

Tỷ lệ nam giới và nữ giới bị mụn cóc tương đương nhau. Trong đó:

– Trẻ em có nguy cơ bị mụn cóc cao hơn do sự hiếu động, dễ có vết xước ngoài da, vô tình để vết xước đó tiếp xúc với vi khuẩn HPV.

– Nam giới mới bắt đầu cạo râu có nguy cơ cao dễ mắc HPV do kỹ thuật cạo chưa tốt, dễ gây trầy xước da, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng riêng dao cạo dẫn đến lây lan virus HPV cho nhau.

– Người bị mụn trứng cá, thường xuyên gãi, cạy, nặn mụn có nguy cơ cao bị mụn cóc do hành động này tạo ra vết thương hở khiến virus dễ xâm nhập. 

– Người bị các bệnh mãn tính, bị suy yếu hệ miễn dịch có nguy cơ nhiễm HPV tăng cao. 

Ai có nguy cơ bị mụn cóc dạng phẳng?

Ai có nguy cơ bị mụn cóc dạng phẳng?

III. Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn cóc trên da

Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn cóc bao gồm:

Xem thêm:  Mụn nang là gì? Cách điều trị mụn hiệu quả?

– Tiếp xúc với virus HPV từ người khác

Đây là nguyên nhân gây lây nhiễm mụn cóc nhanh và phổ biến nhất. Virus HPV gây mụn cóc dễ lây sang cho người khác qua việc tiếp xúc trực tiếp với nốt mụn của người bệnh. Sau khi lây lan. virus chưa phát bệnh ngay lập tức mà ủ bệnh thêm 2-3 tháng. Trong thời gian này, virus vẫn có thể tiếp tục lây lan. 

– Tự lây nhiễm

Virus gây mụn cóc có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác, trên cùng một người. Vì vậy, mụn cóc khi hình thành có thể lan rộng sang vùng da lân cận, hình thành cụm mụn cóc mới. Khi gãi, chà xát, cào,…có thể khiến mụn nặng và lan nhanh, lâu khỏi hơn. 

Virus tự lây nhiễm gây mụn cóc

Virus tự lây nhiễm gây mụn cóc

– Lây qua sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Người bệnh có thể làm vỡ mụn cóc khi đang sử dụng đồ dùng cá nhân, khiến vi khuẩn dính vào đồ dùng. Khi có người khác sử dụng chung đồ dùng với người bệnh: Bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót,..có thể làm lây lan virus HPV gây mụn cóc. 

– Không giữ vệ sinh sạch sẽ

Không rửa sạch tay sau khi ở nơi công cộng về, trước khi ăn uống,…có thể làm tăng nguy cơ bị mụn cóc. 

IV. Triệu chứng và đặc điểm nhận dạng

1. Các dấu hiệu nhận biết

Loại mụn cóc dạng phẳng có bề mặt trơn láng, không nổi thành các nốt sần, có gai như một số loại mụn cóc thông thường. Vị trí thường xuyên xuất hiện mụn cóc dạng này nhất là mặt, cổ, bàn tay, chân. 

Kích thước của các nốt mụn nhỏ, thường có màu hồng, nâu sẫm hoặc hình tròn đường kính khoảng 1-3mm. Số lượng mụn hình thành nhiều, lây lan khá nhanh, thường phân phổ theo dạng đường thẳng (hiện tượng Koebner giả).

Nhận biết mụn cóc dạng phẳng

Nhận biết mụn cóc dạng phẳng

2. Khác biệt giữa mụn cóc phẳng và loại mụn khác

Các loại mụn cóc Đặc điểm nhận diện
Mụn cóc bàn chân Xuất hiện ở lòng bàn chân làm dày sừng, tạo thành mảng cứng có màu nâu. Các mạch máu nhỏ xuất hiện ở vị trí này dưới dạng chấm đen, khi di chuyển, đi lại có cảm giác đau đớn, khó chịu. 
Mụn cóc sinh dục  Xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Hình dáng mụn như khối thịt nhỏ màu hồng hoặc đỏ, lây lan nhanh và gây đau, ngứa ngáy. 
Mụn cóc mosaic Mụn mọc thành cụm ở lòng bàn chân, gây đau đớn và rất khó điều trị.

Mụn cóc mosaic có các chấm đen bên trong mụn, là các mạch máu đã vỡ ra dưới lòng bàn chân. Mosaic ăn sâu vào bên trong, gây đau đớn hơn với mụn cóc bàn chân thông thường. 

Mụn cóc phẳng Xuất hiện ở tay, chân, mặt,…gần như không đau nhức nhiều như các loại mụn cóc khác. 

Mụn phẳng, không lồi và lộ các mạch máu. 

Xem thêm:  Cách sử dụng dầu thầu dầu để điều trị mụn trứng cá

V. Mụn cóc phẳng có nguy hiểm không?

Chị Trang Linh đến Kangnam nhận tư vấn về tình trạng mụn cóc trên da với tâm lý hoang mang.

“Thưa bác sĩ, tôi chưa bao giờ bị nổi các nốt màu nâu ngoài da như thế này. Tự nhiên buổi sáng ngủ dậy, thấy vài ba nốt nổi trên cổ rồi cứ thế lan nhanh ra các vùng xung quanh. Mới 5 ngày thôi, bác sĩ có thể thấy, các nốt màu nâu này của tôi đã lan rộng, không phải 10 nốt mà là 40-50 nốt.

Thực sự tôi rất hoang mang. Thưa bác sĩ, nốt nâu này là gì, có nguy hiểm không và bây giờ có cách nào để trị dứt điểm không?”

Sau kiểm tra, Bác sĩ Lê Thị Thủy – Chuyên gia da liễu của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam trả lời chị Trang Linh:

“Chị Trang Linh đang gặp phải tình trạng mụn cóc dạng phẳng. Các nốt mụn của chị lan nhanh nhưng khá lành tính, không gây nguy hiểm và gần như không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mụn cóc gây mất thẩm mỹ và có thể lây lan sang cho những người khác khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân nên chị nên điều trị sớm, kịp thời để ngăn chặn nguy cơ gây hại.”

VI. Hướng dẫn các cách chữa mụn cóc phẳng tại nhà

1. Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên

1.1. Giấm táo

Sử dụng giấm táo pha loãng có thể trị mụn cóc tại nhà. Trong giấm táo có thành phần acid malic, acid lactic, acid salicylic,…Những thành phần này có khả năng làm mòn nốt mụn, ngăn ngừa sự lây lan của virus sang vùng da xung quanh. 

Các bước trị mụn cóc bằng giấm táo như sau:

– Bước 1: Pha loãng giấm táo với nước lọc theo tỷ lệ 2:1. 

– Bước 2: Thoa hỗn hợp dấm táo pha loãng lên nốt mụn, băng kín trong 3 giờ. 

– Bước 3: Tháo ra và làm sạch lại da. 

Giấm táo trị mụn cóc dạng phẳng đơn giản

Giấm táo trị mụn cóc dạng phẳng đơn giản

1.2 Lá tía tô 

Lá tía tô có chứa thành phần Limonene và Perillaldehyde có tác dụng ngăn ngừa virus HPV phát triển, lây lan. Để trị mụn cóc bằng lá tía tô, bạn có thể thực hiện đơn giản theo các bước như sau:

– Bước 1: Làm sạch lá tía tô, giã nhuyễn

– Bước 2: Đắp phần bã lá tía tô lên da, sử dụng khăn băng cố định lại, để qua đêm 

– Bước 3: Sáng hôm sau tháo băng, làm sạch lại da. 

Trị mụn cóc dạng phẳng bằng lá tía tô

Trị mụn cóc dạng phẳng bằng lá tía tô

1.3 Tỏi

Tỏi là nguyên liệu trị mụn cóc được ứng dụng từ thời xưa. Theo nghiên cứu. Allicin trong tỏi có khả năng sát trùng tốt, ức chế virus HPV nhanh chóng.

Cách sử dụng tỏi để loại bỏ mụn cóc đơn giản như sau:

Xem thêm:  Cách trị mụn trứng cá hiệu quả bằng tinh dầu bơ

– Bước 1: Chuẩn bị vài tép tỏi, bỏ vỏ, giã nhuyễn

– Bước 2: Đắp tỏi giã nhuyễn lên vùng da bị mụn cóc, băng lại và để qua đêm

– Bước 3: Tháo băng, loại bỏ tỏi nhuyễn trên da bằng cách rửa lại với nước ấm. 

Trị mụn cóc dạng phẳng bằng tỏi

Trị mụn cóc dạng phẳng bằng tỏi

2. Sử dụng các loại gel, thuốc bôi trị mụn cóc

Các loại thuốc bôi có chứa các thành phần Fluorouracil, Axit tricloracetic 33%, Imiquimod, Bleomycin làm ức chế virus nhanh chóng, loại bỏ mụn cóc chỉ trong một thời gian ngắn. 

– Fluorouracil: Ức chế tổng hợp DNA làm hạn chế sự hình thành của nốt mụn cóc mới. 

– Axit tricloracetic 33%: Chấm trực tiếp lên nốt mụn để loại bỏ nốt sần đỏ trên da. 

 – Imiquimod: Kích thích hệ miễn dịch sản sinh interferon chống lại virus gây mụn cóc. 

– Bleomycin: Thuốc hóa trị được bác sĩ kê đơn bôi trực tiếp vào nốt mụn. 

VII. Liệu pháp trị mụn cóc tại cơ sở y tế

Hiện nay, nốt mụn cóc dạng phẳng có thể điều trị tại các cơ sở y tế theo một số phương pháp dưới đây:

– Áp lạnh:

Sử dụng sản phẩm thuốc xịt đông lạnh, phun ni-tơ lỏng đóng băng mụn cóc. Sau đó, mụn sẽ phồng rộp, lột bỏ mô da chết trong 1-2 tuần. Phương pháp áp lạnh này sẽ gây đau đớn và thời gian điều trị lâu. 

– Chiếu tia laser:

Phương pháp laser sử dụng chùm tia sáng hồng ngoại laser cực mạnh để đốt cháy, phá hủy các mô mụn cóc. Sau laser phải dưỡng da, chăm sóc đúng cách để không để lại sẹo xấu. 

Chiếu tia laser để điều trị mụn cóc dạng phẳng

Chiếu tia laser để điều trị mụn cóc dạng phẳng

– Tiểu phẫu:

Cắt bỏ mụn cóc bằng kim điện hoặc dạo mổ. Cách làm này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến mụn lan sang vùng khác nếu không được thực hiện tại cơ sở uy tín. 

VIII. Hướng dẫn phòng ngừa mụn cóc tái phát

Để phòng ngừa mụn cóc tiếp tục tái phát và gây ra các hệ lụy không tốt cho làn da, bạn cần chú ý: 

– Hạn chế cọ xát lên, gãi hoặc bóc các nốt mụn, vùng da bị tổn thương. 

– Rửa tay ngay sau khi chạm vào mụn cóc, kể cả khi thoa kem để tránh mụn cóc lây sang vùng da xung quanh. 

– Giữ cho da luôn khô thoáng, sạch sẽ, nhất là vùng da có vết thương hở hoặc bị mụn. 

– Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người khác như: khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo, dao cạo râu,…

– Không chạm tay vào nốt mụn cóc của người khác hoặc có lỡ chạm vào phải ngay lập tức rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. 

– Tiêm vaccine phòng HPV càng sớm càng tốt. 

Trên đây là tổng hợp thông tin về mụn cóc phẳng. Theo đó, mụn cóc dạng phẳng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khó điều trị, tái phát và lan nhanh. Do vậy, cần nghiêm túc điều trị mới có thể loại bỏ dứt điểm mụn cóc. 

Bài viết được Rockit online tổng hợp trên nguồn internet, mọi thông tin chỉ là yếu tố tham khảo, bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia hay từ các bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp.

Doctor Anna

Doctor Anna

Doctor Anna là bác sĩ tư vấn chăm sóc da và chữa trị các bệnh về da liễu hàng đầu tại TPHCM và Hà Nội hiện nay, với gần 20 năm nghiên cứu các bệnh về da và nghiên cứu ra nhiều loại thuốc giúp da luôn khỏe mạnh, phòng chống các bệnh da liễu.

Rockit
Logo