Dù muốn hay không thì mùa thu đông cũng đã đến, tất cả chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề khô môi, nứt nẻ, thậm chí là tróc da chảy máu nếu không chăm sóc đúng cách. Qua đây, Rockit sẽ mách cho bạn bí quyết để chữa dứt điểm tình trạng môi mất ẩm, thiếu sức sống chỉ sau vài giờ.

I. Nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi là gì?

Vì sao bạn vẫn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như mọi ngày, nhưng môi vẫn bị khô, nứt nẻ, dễ rách da và chảy máu môi khi vào mùa thu đông? Vậy bị khô môi là bệnh gì và có thể chữa trị được không? Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là do thời tiết quá hanh khô, lạnh và trong không khí thiếu độ ẩm, dẫn tới hiện tượng bị hút ẩm ngược ở cả da và môi của con người.

Tuy nhiên, đó chỉ là một yếu tố nhỏ mà thôi, còn rất nhiều nguyên nhân gây khô môi đó chính là cơ thể bị thiếu hụt Vitamin C, E, nước, Collagen,… Khi cơ thể đối diện với khí hậu lạnh, khô sẽ tự động sản sinh ra một số cơ chế để dễ thích nghi và bảo vệ như: Hạn chế tiết mồ hôi, dầu nhờn, sản sinh Collagen,… Chính vì thế mà chúng ta sẽ tự động ít uống nước lại, không ăn nhiều trái cây giàu Vitamin C như mùa hè nữa. Từ đó, dẫn đến sự thiếu hụt khoáng chất cần thiết, khiến môi bị khô.

Đa số chúng ta thường lựa chọn ăn các thực phẩm có tính nóng hoặc được chế biến bằng cách chiên nướng để giúp cơ thể ấm hơn vào mùa lạnh, điều này chính là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến môi, gây ra tình trạng khô sần, bong tróc, nứt nẻ trên bề mặt của môi.

Xem thêm:  Nên phun mí mắt trên hay dưới? Những ai nên phun mí mắt?
người bị khô môi
Nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi là gì?

II. Các cách trị khô môi nhanh nhất, hiệu quả chỉ sau vài giờ

Mặc dù tình trạng khô môi không phải là chuyện hiếm gặp hay nguy hiểm đến sức khỏe của con người, nhưng điều này ảnh hưởng khá nhiều đến tính thẩm mỹ và gây khó chịu, đau rát, cản trở việc ăn uống, sinh hoạt bình thường. Chính vì thế, mọi người hãy tham khảo những bí quyết sau đây để cải thiện môi bị khô, thăng hạng nhan sắc của mình nhé!

1. Cách chữa khô môi tại nhà đơn giản

  • Uống nhiều nước 2 – 2,5 lít mỗi ngày

Điều tiên quyết để giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng khô môi đó chính là uống đủ nước lọc mỗi ngày. Đối với nữ giới cần uống từ 2 – 2,5 lít còn đàn ông sẽ bổ sung khoảng 2,5 – 3 lít nước. Mọi người nên uống nhiều nước vào buổi sáng, trưa và đầu giờ chiều, hạn chế cung cấp quá nhiều sau 7h tối vì không tốt cho thận.

ly nước
Uống nhiều nước từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày
  • Dùng mật ong nguyên chất dưỡng môi

Sử dụng mật ong nguyên chất để thoa lên môi chính là một cách hay cho những ai có môi bị khô, thâm xỉn. Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, cấp ẩm, kháng viêm cho môi từ đó hạn chế được tình trạng khô sần, bong tróc hiệu quả. Tuy nhiên, vì mật ong có tính chất khá dính nên sẽ gây khó chịu khi thoa lên môi, nên bạn hãy dùng một lượng nhỏ thôi nhé!

mật ong
Dùng mật ong nguyên chất dưỡng môi
  • Chữa khô môi bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất, Vitamin E kích thích tế bào da phát triển trở nên mịn màng, căng mọng hơn trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên, mọi người chỉ nên dùng dầu dừa thoa lên môi vào buổi tối thôi nhé, bởi vì sản phẩm này thẩm thấu khá lâu, rất dễ dính vào các vật khác.

Xem thêm:  Phun môi Hàn Quốc có đẹp không? Giá bao nhiêu?
dầu dừa
Chữa khô môi bằng dầu dừa
  • Trị khô môi bằng dưa leo

Cách chữa khô môi tại nhà đơn giản là sử dụng dưa leo đắp mặt nạ hoặc ép lấy nước rồi thoa lên môi 4 lần/tuần. Sau một thời gian bạn sẽ thấy tình trạng nứt nẻ, bong tróc, thâm xỉn được cải thiện rõ rệt.

dưa leo
Trị khô môi bằng dưa leo
  • Tẩy tế bào chết thường xuyên cho môi

Ngoài dưỡng ẩm môi, mọi người cũng cần phải tẩy tế bào chết cho môi 2 lần/tuần để môi hồng hào, căng mịn và tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất từ mỹ phẩm, mặt nạ thiên nhiên,…. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để loại bỏ da chết hoặc dùng bã cà phê kết hợp với dầu dừa/mật ong để đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí.

tẩy tế bào chết cho môi
Tẩy tế bào chết cho môi thường xuyên
  • Dùng son dưỡng

Sử dụng son dưỡng môi cũng là một cách điều trị vấn đề khô sần, bong tróc hiệu quả. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm son có thành phần chứa nhiều Vitamin C, E, dầu khoáng, dầu oliu,… để cấp ẩm, làm mềm mô da, hỗ trợ xóa mờ thâm xỉn, cải thiện sắc tố hiệu quả cho môi.

tô son dưỡng
Dùng son dưỡng

2. Cách chữa môi khô do bệnh lý

Đối với những trường hợp bị khô môi do một số bệnh lý hoặc cơ địa thì mọi người sẽ khó có thể cải thiện tình trạng này bằng các phương pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên. Thay vào đó, bạn hãy uống hoặc thoa thuốc đặc trị, ngoài ra bác sĩ da liễu còn khuyên nên lựa chọn sản phẩm trị khô môi chất lượng mỗi ngày thì mới điều trị tận gốc vấn đề nan giải này.

  • Son dưỡng môi SVR Stick Topialyse Levres
Xem thêm:  99+ hình xăm con heo: đẹp, dễ thương, ý nghĩa nhất

Đây là sản phẩm chứa nhiều thành phần giàu acid béo từ bơ hạt mỡ, sáp ong, dầu jojoba, tinh dầu hoa hướng dương, hoa trà, Vitamin C, E, Omega3,… giúp cấp ẩm cho đôi môi của bạn trở nên mềm mại, hồng hào mà không hề cảm thấy bị căng da, bết dính khó chịu. Mọi người có thể sử dụng mỗi ngày, trước khi trang điểm, đi ngủ,…

>>> Xem ngay: Phun môi Penlip là gì? Ưu nhược điểm? Bảng giá chi tiết

son dưỡng
Son dưỡng môi SVR Stick Topialyse Levres
  • Son dưỡng môi A-derma

Son dưỡng môi siêu ẩm, xóa tan nỗi lo bị khô môi bệnh lý, cơ địa của mọi người đó chính là A-derma. Sản phẩm được các tín đồ làm đẹp mê tít vì thành phần chứa toàn dưỡng chất tốt như: sáp ong, dầu thầu lầu, bơ hạt mỡ, yến mạch Rhealba,… vừa giúp cấp ẩm, nuôi dưỡng tế bào da mới lại vừa hỗ trợ loại bỏ tế bào chết trên môi nhẹ nhàng, nhang chóng.

tô son
Son dưỡng môi A-derma
  • Son dưỡng môi Bioderma

Là con gái phải biết đến những sản phẩm siêu chất lượng của nhãn hàng Bioderma, đặc biệt là cây son dưỡng cấp ẩm, làm mềm mịn và hỗ trợ cải thiện sắc tố môi siêu đỉnh này. Sản phẩm này sẽ không làm bạn thất vọng đâu, bởi vì trong đó có chứa công thức đặc chế dầu khoáng Mineral oil, Paraffin, bơ hạt mỡ. Son dưỡng này không màu nên mọi người có thể dùng trước khi trang điểm nhé!

son dưỡng môi
Son dưỡng môi Bioderma

Qua những chia sẻ vừa rồi, Rockit hy vọng các bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, biết cách trị khô môi nhanh chóng an toàn và chất lượng nhất. Nếu gặp khó khăn nào về việc làm đẹp hay chăm sóc nhan sắc của mình thì đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến số hotline 1900 2222 nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm:

  • Phun môi xong bị khô và cách khắc phục tình trạng khô môi
  • Top 10 thuốc nẻ môi tốt nhất trên thị trường hiện nay
  • Bị khô hai bên mép miệng: Nguyên nhân và cách điều trị