Nghi thức giỗ tổ nghề phun xăm thẩm mỹ vô cùng quan trọng vì gửi gắm những mong ước để thể làm việc thuận lợi. Nếu chưa biết ngày cúng tổ nghề phun xăm là ngày nào hãy cùng Rockit tìm hiểu nhé.

1. Ngày cúng tổ nghề phun xăm là ngày mấy?

Phun xăm là một trong những nghề là đẹp được rất nhiều người quan tâm. Do đó, sẽ không lạ gì khi ngành nghề này có một ngày giỗ tổ riêng. Hơn nữa, đây còn được xem như truyền thống tốt đẹp của người Việt được duy trì đến ngày nay.

Theo dân gian truyền truyền miệng ngày 22 tháng 3 âm lịch hằng năm đây chính thức là ngày cúng tổ nghề phun xăm. Vào ngày này, kỹ thuật viên sẽ tiến hành dâng lên những nén hương tôn kính cùng lời cầu nguyện của mình.

Có thể thấy, ngày giỗ tổ là dịp để người đang làm hoặc có ý định theo đuổi ngành nghề này sẽ bày tỏ lòng thành đến tổ. Đặc biệt, đây cũng được xem như đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Cúng tổ
Ngày cúng tổ nghề phun xăm là 22 tháng 3 âm lịch hằng năm

2. Tổ nghề phun xăm là ai?

Theo lịch sử ghi chép, người khởi xướng nghệ thuật phun xăm chính là Sutherland McDonald. Tuy nhiên, phải kể đến George Burchett đây là người phát minh ra kỹ thuật phun xăm hiện đại như ngày nay.

Tại Việt Nam, xăm cũng được coi là phong tục của một bộ lạc và đã tồn tại từ rất lâu đời. Theo như cuốn Lĩnh Nam chích quái có ghi, hoạt động này phát triển mạnh mẽ vào thời nhà Trần, nguyên nhân do người dân đi đánh bắt cá hay bị thuồng luồng tấn công. Điều này đến tai vua, ngài đã lệnh cho ngư dân phải xăm hình thủy quái lên người vì khiến cho thuồng luồng tưởng đồng loại nên không tấn công nữa.

Đến thời Lý – Trần, truyền thống này càng được lan rộng, thậm chí còn có khung hướng bắt buộc, hầu như vua, quan đến thần đều thích việc xăm mình. Riêng đối với hoàng tộc, phục dịch thì như thức này gần như bắt buộc, đây được coi là quy định và luật lệ.

Xem thêm:  Phun mí mắt nai là gì? Bao lâu thì đẹp? Giá bao nhiêu?

Tuy nhiên, đến đời vua Trần Anh Tông, vì bản thân sợ kim chích vào người và không muốn cơ thể ngọc ngà bị dính bẩn nên ông đã ban lệnh không bắt buộc xăm mình. Từ đó, chỉ những ai muốn xăm thì mới xăm.

Cho đến nay, tục lệ làm đẹp này vẫn còn tồn tại ở nhiều đất nước. Không những vậy, kỹ thuật phun xăm phát triển còn góp phần làm đẹp cho môi, mí mắt,…

Truyền thống cúng tổ phun xăm
Truyền thống cúng tổ phun xăm đã bắt nguồn từ lâu đời

3. Giỗ tổ ngày phun xăm có ý nghĩa gì?

Có thể thấy, vào ngày cúng tổ nghề phun xăm thẩm mỹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với những người đang hoạt động trong ngành. Bởi vì không chỉ là dịp tưởng nhớ đến những người có công với nghề mà còn giúp ngành nghề này được nhiều người biết đến.

Ngoài ra, đây cũng là dịp để cô/chị/em đồng nghiệp gặp gỡ nhau và chia sẻ về những câu chuyện trong nghề của mình. Bên cạnh đó, giỗ tổ còn là thời điểm để cầu may mắn, mong cho công việc ngày càng thuận lợi, gặt hái được thành công.

Ngày cúng tổ nghề
Ngày cúng tổ nghề phun xăm thẩm mỹ là dịp để tưởng nhớ và cầu may

4. Mâm cúng giỗ tổ nghề phun xăm cần có gì?

Ngày 22 tháng 3 âm lịch hằng năm, không khí của giỗ tổ nghề phun xăm cận kề, cũng vào ngày này những người trong nghề sẽ gác lại công việc kinh doanh dang dở để dành toàn bộ thời gian chuẩn bị mâm cúng. Do đó, bạn cần tham khảo những lễ vật sau đây:

4.1. Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả trong ngày cúng giỗ tổ nghề phun xăm thẩm mỹ thường không bắt buộc là loại trái cây gì vì mỗi người sẽ có một cách chọn khác nhau. Tuy nhiên, có một số loại quả phổ biến nhất trong mâm cúng như:

Ngũ quả
Một số loại quả phổ biến trong ngày cúng tổ nghề phun xăm

4.2. Nhang, đèn

Nhang đèn là vật dụng không thể thiếu trong việc thờ cúng của người Việt. Bên cạnh đó, lễ vật này có tác dụng tạo nên sự trang trọng, đồng thời còn duy trì sự ấm cúng cho bàn thờ. Nếu như bàn cúng không có nhang sẽ trở nên lạnh lẽo, không duy trì được sinh khí khiến cho ngôi nhà trở lạnh lẽo.

Xem thêm:  Lông mày tướng quan là gì? Ý nghĩa tướng số Nam, Nữ
Nhang đèn
Nhang đèn giúp bàn cúng trở nên trang trọng, ấm cúng hơn

4.3. Hoa

Trong những dịp trọng đại như ngày cúng tổ nghề phun xăm thì không thể thiếu hóa tươi. Một số loại hoa mà bạn có thể lựa chọn để dâng lên bàn thờ như: Hoa sen, hoa đồng tiền, hoa ly, hoa cúc,…

Hoa tươi
Ngày cúng tổ nghề phun xăm không thể thiếu hoa tươi

4.4. Xôi, bánh chưng, chả lụa, gà, heo quay

Một mâm cúng trong ngày cúng tổ nghề phun xăm không thể thiếu đó là thực đơn giỗ. Một số món ăn phổ biến như: Xôi, bánh chưng, gà luộc, heo quay, chả,… Ngoài ra, bạn cần trang trí đẹp mắt, gọn gàng, chỉn chu để thể hiện sự thành tâm với tổ.

Thực đơn
Thực đơn trong ngày cúng tổ nghề phun xăm

4.5. Trầu cau, muối, gạo, rượu, bộ giấy cúng tổ

Trong các mâm giỗ ngày cúng tổ nghề phun xăm thẩm mỹ không thể thiếu trầu cau, muối, gạo, rượu vì những lễ vật này đại diện cho sức khỏe, may mắn tài lộc.

Một số lễ vật
Một số lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng

5. Bài văn khấn tổ nghề phun xăm

Bài văn khấn trong lúc cúng rất quan trọng vì đây là lúc người cúng bày tỏ lòng thành cũng như nguyện ước của mình. Hy vọng tổ nghề có thể ban phước và thực hiện theo mong muốn. Cụ thể như sau:

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trong các quyển sách khấn để tham khảo thêm hoặc khấn theo lời của mình nhưng lời nói phải trang trọng, thể hiện sự thành tâm.

Đọc bài khấn
Đọc bài khấn ngày cúng tổ nghề phun xăm

6. Nghi lễ cúng tổ nghề

Đối với những người đang làm hoặc đang học nghề làm đẹp thì ngày cúng tổ nghề phun xăm là dịp rất quan trọng. Do đó, bắt buộc mọi thứ phải tươm tất để đảm bảo không xảy ra sai sót gì. Bên cạnh mâm cúng tổ nghề thì những nghi lễ trong ngày này cũng được quan tâm.

Xem thêm:  Phun môi ăn măng được không? Kiêng trong bao lâu?

6.1. Bước 1: Chuẩn bị mâm cúng

Trước khi đặt mâm cúng bạn cần lau bàn sạch sẽ sau đó đặt từng món lên và bày biện gọn gàng, đẹp mắt. Mâm cúng phải có đầy đủ các lễ vật như đã nói trên sau đó sắp xếp đúng quy tắc những món mặn đặt chính giữa và xung quanh là chén, đũa. Hai bên đặt gạo trắng, muối, đèn, bộ giấy cúng tổ,…

Chuẩn bị mâm cúng
Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề phun xăm

6.2. Bước 2: Thắp hương

Những người được tín nhiệm và có tên tuổi trong nghề sẽ dại diện thắp hương và dâng lễ vật. Lưu ý, người cúng cần mặc gọn gàng, sạch sẽ, quần hoặc váy dài, áo có tay để thể hiện sự thành kính, trang nghiêm. Không nên mặc áo cộc tay vì cho rằng không xem trọng tổ nghề.

Thắp hương
Thắp hương tỏ lòng thành kính

6.3. Bước 3: Đọc văn khấn

Phần quan trọng nhất trong việc cúng giỗ tổ đó là thực hiện đọc văn khấn. Nội dung chính của văn cũng là những tâm sự và mong ước của người làm trong nghề. Với mong cầu sự nghiệp luôn gặp may mắn, đạt được nhiều thành công.

Sau khi người đại diện thực hiện nghi lễ thì từng người có thể lên thắp hương để bày tỏ lòng thành đến tổ. Đồng thời còn thể hiện lên những mong muốn của mình đối với sự nghiệp phun xăm.

Thực hiện nghi lễ
Đọc bài văn khấn thực hiện nghi lễ

6.4. Bước 4: Đốt bộ giấy cúng 

Nghi thức cuối cùng đó là đốt bộ giấy cúng, thông qua hình thức này chúng sẽ gửi được cho tổ. Phần muối, rượu, gạo sẽ được rắc xung quanh khu vực đã tổ chức để các vong linh nhận được sẽ rời đi, không làm hại gia chủ.

Sau khi hoàn tất buổi lễ, mọi người có thể ngồi lại với nhau để cùng ăn uống, trò chuyện. Bởi vì trong 1 năm tất bật làm việc, đây cũng là dịp để đồng nghiệp tụ họp lại cùng nhau, nói những điều tốt đẹp để ngày cúng tổ nghề phun xăm diễn ra tốt đẹp.

Đốt giấy cúng
Đốt bộ giấy cúng

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “ngày cúng tổ nghề phun xăm”. Rockit mong rằng bạn sẽ hoàn thành tốt ngày giỗ và gửi gắm được những mong muốn của mình nhé.