Mụn cóc ở lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Mụn cóc ở lưỡi là dấu hiệu của một bệnh lý do virus HPV gây nên. Loại mụn này khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh như: lở loét miệng, ung thư vòm họng, viêm nhiễm miệng,…Vậy tại sao có mụn cóc mọc ở lưỡi? Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam sẽ hỗ trợ thông tin về mụn cóc mọc ở lưỡi qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao mụn cóc mọc ở lưỡi?

Mụn cóc mọc ở lưỡi là một dạng u nhú trên da hay niêm mạc lưỡi, có kích thước nhỏ, màu sắc giống với màu lưỡi. Kích thước trung bình của mỗi nốt mụn cóc từ 1mm đến 1cm. Mụn cóc thường mọc ở cuối lưỡi hoặc dưới lưỡi.

Vậy, vì sao mụn cóc mọc ở lưỡi?

Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam thông tin:

“Mụn cóc mọc ở lưỡi có thể là tình trạng tăng sinh lành tính hoặc do một bệnh lý nguy hiểm khác do HPV gây nên. Do vậy, một vài trường hợp chủ quan đã nhầm lẫn, không chữa trị dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng”.

Vì sao mụn cóc mọc ở lưỡi?

Vì sao mụn cóc mọc ở lưỡi?

2. Nguyên nhân mọc mụn cóc ở lưỡi

Nguyên nhân gây mụn cóc mọc ở lưỡi do: 

– Quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn: 

Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mụn cóc mọc ở lưỡi. Khi quan hệ tình dục (oral sex – quan hệ bằng miệng) với người bị nhiễm virus HPV, virus có thể tiếp xúc với niêm mạc miệng, lưỡi dẫn đến virus phát triển và tạo nên mụn cóc ở vị trí này. 

– Hôn:

Mụn cóc mọc ở lưỡi hình thành và có thể lây qua đường hôn. Nguy cơ lây qua đường hôn thấp nhưng nếu 1 người mắc HPV ở miệng thì việc hôn có thể làm cho virus lây sang miệng của đối phương. 

– Sử dụng chung các đồ vật cá nhân: 

Bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu,…là các vật dụng cá nhân có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm mụn cóc nếu sử dụng chung. 

– Lây từ vùng kín lên miệng:

Nếu đã bị HPV ở vùng kín thì việc sử dụng tay tiếp xúc với vùng kín, sau đó lại tiếp xúc với lưỡi có thể làm cho virus lây lan đến miệng, làm hình thành mụn cóc trên lưỡi. 

Xem thêm:  Mụn mủ sưng to là gì? Cách điều trị triệt để

3. Cách trị mụn cóc ở lưỡi

Một số phương pháp điều trị mụn cóc mọc trên lưỡi có thể kể đến như:

– Đốt điện (Electrocautery): 

Sử dụng dòng điện làm nóng, đốt bỏ các nốt mụn cóc, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên lưỡi. 

Bác sĩ sẽ đốt trực tiếp lên vùng lưỡi hiện đang có các nốt mụn cóc, sử dụng năng lượng của dòng điện để ức chế bị khuẩn, loại bỏ các cục thịt thừa nổi lên trên bề mặt da. 

Điện năng sẽ tác động lên tế vào chứa vi khuẩn, làm vi khuẩn HPV trong nốt mụn cóc bị tiêu diệt.

Tuy nhiên, quá trình điều trị có thể gây ra tác dụng phụ như: Đau, ngứa ngáy vùng da bị mụn cóc. 

Đốt điện (Electrocautery)

Đốt điện (Electrocautery)

– Phẫu thuật cắt bỏ: 

Cắt bỏ các nốt mụn cóc trên lưỡi với trường hợp nốt mụn to, dày đặc. Phương pháp này phù hợp với trường hợp không đáp ứng được với các biện pháp điều trị khác. 

– Áp lạnh (Cryotherapy):

Sử dụng nitơ lỏng tác động lên nốt mụn cóc trên lưỡi mang lại hiệu quả nhanh nhưng dễ làm hoại tử da, đau rát, bỏng lạnh và sẹo lớn. 

– Laser CO2 (Vaporization):

Sử dụng laser để đốt bỏ các nốt mụn cóc trên lưỡi, loại bỏ chân mụn, làm sạch các u nhú trên lưỡi. 

– Tăng cường hệ miễn dịch:

Bổ sung các vitamin thiết yếu: Vitamin C, E, A, L-Arginine…cho cơ thể để củng cố sức đề kháng, giúp cơ thể phản ứng tốt hơn trước vi khuẩn gây hại, từ đó làm hạn chế tối đa tình trạng mụn cóc tiếp tục phát triển trên lưỡi. 

4. Thuốc trị mụn cóc ở lưỡi

Bị mụn cóc mọc ở vùng lưỡi, bạn có thể sử dụng các thuốc chứa hoạt chất  axit salicylic (SCA),  5-fluorouracil, tretinoin, cantharidin….Trong đó, có 2 loại mang lại hiệu quả tốt nhất:

– Kem imiquimod 5%: bôi thoa ngoài da tác động lên mụn cóc tại chỗ, cytokine có trong imiquimod 5% kháng virus. 

– Cidofovir có thể kết hợp với axit squaric, acid dibutyl ester để trị mụn cóc ở lưỡi. 

Xem thêm:  Điều trị Mụn cóc hậu môn: Những điều có thể bạn chưa biết

Ngoài ra, các phương pháp điều trị mụn cóc mọc ở lưỡi bằng đường uống: cimetidin, isotretinoin cũng được cho là mang lại hiệu quả trị mụn cóc. 

Đa số các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống đặc trị mụn cóc mọc trên lưỡi đều nên sử dụng theo đơn kê của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc tùy tiện có thể làm mụn cóc mọc nhiều hơn trên lưỡi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai của khoang miệng. 

Thuốc trị mụn cóc ở lưỡi

Thuốc trị mụn cóc ở lưỡi

5. Câu hỏi khi gặp mụn cóc ở lưỡi

5.1 Mụn cóc ở lưỡi có gây đau và khó chịu không?

Mụn cóc mọc ở vùng lưỡi gây có gây đau đớn, khó chịu không? Câu trả lời là có.

Mụn cóc mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Tại vị trí đặc biệt nhạy cảm như ở lưỡi, người bệnh cảm nhận rõ rệt hơn cảm giác này.

Trong quá trình ăn nhai, khi vùng mụn tiếp xúc với các thực phẩm cay nóng, chua, lạnh,….sẽ làm tăng cảm giác đau buốt, rát ở vùng mụn. 

Mụn cóc mọc ở lưỡi có gây đau và khó chịu không?

Mụn cóc mọc ở lưỡi có gây đau và khó chịu không?

5.2 Mụn cóc trên lưỡi có lây không?

Như thông tin đã đề cập, mụn cóc trên lưỡi do virus HPV gây nên, có thể lây lan qua đường: quan hệ tình dục bằng miệng, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, hôn hít với người nhiễm virus HPV khi miệng đang có vết thương hở (nhiệt miệng, viêm loét miệng,….).

Vì vậy, nên hạn chế tiếp xúc với những người có biểu hiện bị mụn cóc. Đồng thời, để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh, bạn nên tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV để bảo vệ bản thân khỏi chủng HPV gây mụn cóc và một số bệnh ung thư.

5.3 Mụn cóc ở lưỡi có phải là sùi mào gà không?

Mụn cóc mọc ở vị trí lưỡi có thể là biểu hiện của sùi mào gà. Để xác định chính xác các nốt mụn cóc mọc trên lưỡi có phải là sùi mào gà hay không, bạn nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm PCR để chẩn đoán.

Xem thêm:  6 cách để loại bỏ mụn nhọt trên mũi nhanh chóng

Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy mẫu bệnh từ tử cung, sinh thiết cổ tử cung (ở nữ giới) hoặc lấy mẫu niệu đạo, dịch niệu đạo ở nam giới. Sau xét nghiệm, nếu kết quả trả về dương tính với virus HPV-2 và HPV-4, điều này chứng tỏ mụn cóc mọc trên lưỡi gây ra do bị sùi mào gà. 

Mụn cóc mọc ở vị trí lưỡi có thể là biểu hiện của sùi mào gà

Mụn cóc mọc ở vị trí lưỡi có thể là biểu hiện của sùi mào gà

5.4 Mụn cóc ở lưỡi có tự hết không?

Bạn M.A thắc mắc:

“Thưa bác sĩ, Em bị lên 2 nốt mụn cóc trên lưỡi, 1 nốt to còn nốt còn lại nhỏ hơn. Mụn mới xuất hiện 2 tuần trở lại đây, không có dấu hiệu thuyên giảm. Vậy bác sĩ cho em hỏi mụn cóc mọc trên lưỡi có tự hết không ạ?”

Trả lời câu hỏi của bạn M.A, bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy – Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam chia sẻ:

“Mụn cóc không thể tự hết, đặc biệt khi mụn cóc là biểu hiện của bệnh sùi mào gà. Các nốt mụn chỉ phát triển thêm chứ không tự mất đi do vi khuẩn HPV sản sinh, gia tăng số lượng nhanh chóng trong môi trường ẩm ướt của khoang miệng.

Để điều trị mụn cóc mọc trên lưỡi, cần triệt tiêu sự hiện diện của virus HPV-2 và HPV-4 gây sùi mào gà. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bất kỳ phương pháp điều trị nào có thể điều trị dứt điểm sùi mào gà gây ra bởi virus HPV. 

Do vậy, việc phòng ngừa mụn cóc mọc trên lưỡi bằng việc kiểm soát mức độ sản sinh của vi khuẩn là cách duy nhất ngăn mụn cóc hình thành.”

Trên đây là thông tin về mụn cóc mọc ở lưỡi. Người bệnh khi có bất kỳ biểu hiện, triệu chứng của mụn cóc mọc trên lưỡi nên đi thăm khám ngay lập tức để nhanh chóng có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin khác về vấn đề mụn cóc mọc trên lưỡi, bạn có thể liên hệ qua số hotline 1900 6466 sẽ có nhân viên hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

Bài viết được Rockit online tổng hợp trên nguồn internet, mọi thông tin chỉ là yếu tố tham khảo, bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia hay từ các bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp.

Doctor Anna

Doctor Anna

Doctor Anna là bác sĩ tư vấn chăm sóc da và chữa trị các bệnh về da liễu hàng đầu tại TPHCM và Hà Nội hiện nay, với gần 20 năm nghiên cứu các bệnh về da và nghiên cứu ra nhiều loại thuốc giúp da luôn khỏe mạnh, phòng chống các bệnh da liễu.

Rockit
Logo