Mọc mụn ở đầu nhũ hoa thường là lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ở nhũ hoa có kèm các triệu chứng như đau, tức ngực, phát ban,… thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia Rockit về tình trạng mọc mụn ở đầu nhũ hoa nhé!

1. Nguyên nhân mọc mụn ở đầu nhũ hoa

Mọc mụn ở đầu nhũ hoa thường là các nốt sưng, mảng nổi lên trên và hoàn toàn lành tính. Vì vậy nếu đầu nhũ hoa có mụn trắng còn kèm theo những triệu chứng sưng ngứa, thậm chí là chảy mủ thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

Theo chuyên gia Rockit, hiện tượng mọc mụn ở đầu nhũ hoa sẽ do những nguyên nhân chính sau đây:

– Tuyến bã nhờn bao quanh đầu nhũ hoa: Tuyến bã nhờn là những hạt nhỏ trên quầng nhũ hoa, thường tiết ra một chất nhờn để bôi trơn. Tuyến bã nhờn ở mỗi người là khác nhau nhưng không hề gây ra cảm giác đau đớn, chỉ khiến đầu nhũ hoa có các nốt sần, hạt ở xung quanh.

Tình trạng nổi mụn xung quanh đầu nhũ hoa khi mang thai cũng do các tuyến bã nhờn này gây ra. Bởi đây là giai đoạn tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ và phát triển với kích thước lớn hơn.

– Nhiễm nấm men: Nếu mụn mọc ở đầu nhũ hoa đi kèm với triệu chứng phát ban thì rất có thể nguyên nhân là do da bị nhiễm trùng nấm men. Bệnh này sẽ lây lan khá nhanh và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đỏ da, ngứa ngáy.

Xem thêm:  Trị thâm quầng mắt giá bao nhiêu? Bảng giá trị thâm mắt 2023

– Lỗ chân lông tắc nghẽn: Nang lông tại vùng nhũ hoa cũng xảy ra tình trạng tắc nghẽn, khiến lông mọc ngược, nổi mụn. Mọc mụn ở đầu nhũ hoa khi cho con bú cũng có thể là do nguyên nhân tắc nghẽn lỗ chân lông bởi bã nhờn, bụi bẩn, sữa,…

>>> Xem thêm bài viết: Nốt ruồi ở nhũ hoa Phụ Nữ nói lên điều gì? Tốt hay xấu

moc-mun-o-dau-nhu-hoa-1
Mọc mụn ở đầu nhũ hoa khi cho con bú do nguyên nhân bít tắc lỗ chân lông

– Đổ mồ hôi nhiều: Việc đổ mồ hôi nhiều do hoạt động lâu bên ngoài trời hoặc luyện tập thể dục thể thao cường độ cao cũng sẽ khiến vùng ngực bị ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xuất hiện mụn trứng cá.

– Áp xe: Áp xe ở dưới quầng ngực thường xảy ra do tình trạng viêm trong quá trình cho con bú. Tuy nhiên, nếu phụ nữ không cho con bú nhưng nhũ hoa vẫn nổi cục cứng, áp xe thì đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như môi trường, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, gan – thận hoạt động yếu, mặc áo ngực không phù hợp,…

moc-mun-o-dau-nhu-hoa-2
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mọc mụn ở đầu nhũ hoa

2. Mọc mụn ở đầu nhũ hoa có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia Rockit, mọc mụn ở đầu nhũ hoa có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như những triệu chứng bên ngoài. Thường những nguyên nhân như môi trường, áo ngực, chế độ sinh hoạt thì sẽ mụn sẽ thuyên giảm sau vài ngày.

Xem thêm:  [Góc giải đáp] Triệt lông bikini bằng ánh sáng có hại không?

Đối với những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý đi kèm với những triệu chứng sau đây thì bạn cần phải tìm gặp bác sĩ ngay:

– Cảm thấy đau tức ở nốt mụn hoặc xung quanh đầu nhũ hoa.

– Xuất hiện nốt sưng trên đầu nhũ hoa cùng với tình trạng đỏ da, phát ban.

– Nổi cục cứng đau nhức dưới nhũ hoa, cơ thể mệt mỏi.

– Ngực xuất hiện các khối u, tiết dịch tại nhũ hoa, thay đổi kết cấu da, cảm giác đau tức, đầu nhũ hoa tụt vào trong,…

Đối với trường hợp đầu nhũ hoa có chất màu trắng thì bạn cũng không cần quá lo lắng, chỉ khi chất dịch màu vàng hoặc kèm với máu sẽ cần phải tìm gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

>>>Hình ảnh nhũ hoa bình thường là như thế nào? Màu sắc và kích thước: https://vienthammydiva.vn/nhu-hoa-binh-thuong/

moc-mun-o-dau-nhu-hoa-3
Nên thăm khám bác sĩ nếu mọc mụn ở đầu nhũ hoa kèm triệu chứng đau tức, có cục u

3. Cách khắc phục tình trạng mọc mụn ở đầu nhũ hoa

Trong một số trường hợp, mọc mụn ở đầu nhũ hoa sẽ biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí lây lan ra xung quanh vùng ngực thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị bằng thuốc.

Mọc mụn ở đầu nhũ hoa khi cho con bú thì trẻ nhỏ cũng có nguy cơ lây nhiễm các bệnh như nấm miệng, tưa miệng, nhiễm trùng,… nên bạn cũng cần đưa cả trẻ đi khám để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị càng sớm càng tốt.

Xem thêm:  Chăm sóc da mụn: Những việc nên và không nên làm

Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ, thì bạn cũng cần phải thay đổi các thói quen sinh hoạt, ăn uống, chăm sóc cơ thể tại nhà để ngăn ngừa tình trạng mọc mụn ở nhũ hoa.

– Chọn áo ngực phù hợp với vòng ngực, không quá chật, không có đệm mút dày để tránh cản trở lưu thông máu, khó thoát mồ hôi.

– Vệ sinh cơ thể hàng ngày, tránh tích tụ mồ hôi, bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, uống 2 – 2,5 lít nước/ngày, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin, khoáng chất.

– Tránh thức ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, hạn chế các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.

– Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc để giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng.

Xem thêm: Nổi mụn ở ngực có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

moc-mun-o-dau-nhu-hoa-4
Lựa chọn kích cỡ áo ngực phù hợp, thấm hút tốt

Mọc mụn ở đầu nhũ hoa là hiện tượng không quá nghiêm trọng nên bạn cũng không cần phải lo lắng. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì bạn hãy tìm đến bác sĩ, chuyên gia để được thăm khám cũng như tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

>>> Xem thêm bài viết:

  • Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai hay không?
  • Nổi mụn ở ngực có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
  • Mụn đầu trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
  • Nốt ruồi ở nhũ hoa Trái Phải Phụ Nữ nói lên điều gì? Tốt/ xấu
  • Mọc mụn ở cánh mũi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả