Bệnh nhiễm trùng miệng (STDs miệng) và biến chứng thường gặp

Các bệnh nhiễm trùng (STDs) lây lan qua đường tình dục không chỉ mắc phải khi quan hệ qua đường âm đạo hoặc hậu môn. Mọi tiếp xúc của da và các tuyến nước bọt cũng đủ để để truyền STD hoặc STI cho bạn tình. Điều này có nghĩa là quan hệ tình dục bằng miệng bằng miệng, môi hoặc lưỡi có nguy cơ lây nhiễm bệnh tương tự như các hoạt động tình dục khác.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa lây truyền và giảm nguy cơ nhiễm trùng là sử dụng bao cao su sinh dục hoặc nha khoa cho mỗi lần giao hợp. Cùng tìm hiểu về STD và STI ngay bên dưới để xem bệnh truyền nhiễm nào có thể lây lan qua đường miệng.

Bệnh nhiễm trùng miệng (STDs miệng) và biến chứng thường gặp

Chlamydia

Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chlamydia trachomatis. Căn bệnh này rất phổ biến hiện nay và hầu như có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Năm 2015, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã nhận được hơn 1,5 triệu báo cáo về các trường hợp bị nhiễm chlamydia.

Chlamydia có thể được truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng, nhưng cũng có nhiều khả năng có thể lây lan qua đường hậu môn hoặc âm đạo. Nó có thể ảnh hưởng đến cổ họng, bộ phận sinh dục, đường tiết niệu và trực tràng của người bệnh.

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng chlamydia ở cổ họng không mang bất kỳ triệu chứng nào. Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm đau họng. Đây không phải là bệnh nhiễm trùng không thể chữa khỏi, chúng có thể được điều trị dứt điểm bằng thuốc kháng sinh phù hợp.

Bệnh lậu

Bệnh lậu

Bệnh lậu hay còn được gọi là lậu mủ, đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) do phổ biến do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. CDC ước tính có khoảng 820.000 ca nhiễm bệnh lậu mỗi năm, với 570.000 trường hợp ảnh hưởng đến đối tượng trong độ tuổi từ 15 đến 24.

Căn bệnh truyền nhiễm này có thể được lây truyền qua người khác thông qua việc sinh hoạt tình dục bằng miệng. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể lây lan qua bạn tình thông qua đường hậu môn hoặc âm đạo. Bệnh lậu ảnh hưởng đến cổ họng, bộ phận sinh dục, đường tiết niệu và trực tràng.

Giống như chlamydia, bệnh lậu khi mới phát bệnh thường không có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào. Khi các triệu chứng xuất hiện, thường là một tuần sau khi quan hệ kèm theo đau họng.

Xem thêm:  Tình trạng Cholesterol cao và những điều bạn không nên bỏ qua

Bệnh lậu có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, hiện nay số lượng bệnh nhân mắc bệnh lậu kháng thuốc ngày càng tăng trên toàn thế giới. CDC khuyên bạn nên kiểm tra lại nếu các triệu chứng của bệnh không biến mất sau quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Mặc dù không phổ biến như các STI và STD khác nhưng chúng mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo báo cáo của CDC, đã có hơn 74.000 trường hợp mắc bệnh giang mai trong năm 2005. Bệnh này thường ảnh hưởng trực tiếp đến miệng, môi, cổ họng, bộ phận sinh dục, hậu môn và trực tràng.

Triệu chứng bệnh giang mai có thể xuất hiện trong mỗi giai đoạn.

  • Ở giai đoạn đầu, chúng xuất hiện dưới dạng các vết loét hoặc xung quanh miệng và cổ họng.
  • Đến giai đoạn hai, người bệnh có thể bị phát ban sưng hạch bạch huyết và sốt. Đây là giai đoạn tiềm ẩn của nhiễm trùng, có thể kéo dài trong nhiều năm, cho thấy không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.
  • Giai đoạn thứ ba của bệnh giang mai có thể ảnh hưởng đến não, dây thần kinh, mắt, tim, mạch máu, gan, xương và khớp.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tồn tại trong cơ thể và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương nội tạng và gây nên các vấn đề thần kinh vô cùng nguy hiểm. Nó cũng có thể lây sang thai nhi trong thai kỳ và gây ra thai chết lưu hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác cho trẻ sơ sinh.

Nếu phát hiện và chữa trị sớm, bệnh giang mai có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh phù hợp và các triệu chứng có thể biến mất sau quá trình điều trị.

HSV-2

HSV-2 là một bệnh nhiễm trùng chủ yếu qua đường tình dục do virus herpes simplex gây ra. Người mắc bệnh có thể xuất hiện các nốt mụn rộp ở xung quanh cơ quan sinh dục hoặc hậu môn. HSV-2 ảnh hưởng đến khoảng 417 triệu người dưới 50 tuổi trên toàn thế giới.

HSV-2 có thể lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng và gây viêm thực quản herpes ở một số người, nhưng điều này là cực kỳ hiếm. Các triệu chứng của viêm thực quản herpes bao gồm:

  • Vết loét hở trong miệng
  • Khó nuốt
  • Đau khớp
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Mệt mỏi, khó chịu
Xem thêm:  Bệnh Crohn: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Đây là một bệnh nhiễm trùng sẽ theo bạn suốt đời và có thể lây lan ngay cả khi bạn không có triệu chứng. Điều trị HSV-2 có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sự bùng phát herpes.

HPV

HPV là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục rất phổ biến hiện nay. CDC ước tính có khoảng 79 triệu người sinh sống tại Mỹ đang bị nhiễm loại virus này và khoảng 14 triệu người có nguy cơ bị nhiễm mỗi năm.

Virus có thể lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng thường xuyên như quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn. HPV ảnh hưởng đến miệng, cổ họng, bộ phận sinh dục, cổ tử cung, hậu môn và trực tràng.

Người bệnh khi bị nhiễm HPV sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số khác có thể gây ra u thanh quản hoặc hô hấp, ảnh hưởng đến miệng và cổ họng qua các triệu chứng như:

  • Mụn cóc ở cổ
  • Thay đổi giọng nói
  • Khó nói
  • Khó thở

Một số loại HPV khác gây nhiễm trùng miệng và cổ họng không gây ra mụn cóc, nhưng có thể gây ung thư đầu hoặc cổ.

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị bệnh HPV, nhưng có nhiều trường hợp bệnh có thể biến mất trong vòng hai năm sau khi nhiễm bệnh. Bất kỳ mụn cóc ở miệng và cổ họng đều có thể được loại bỏ thông qua phẫu thuật, nhưng chúng có thể tái phát ngay cả khi điều trị.

Vào năm 2006, FDA đã phê chuẩn một loại vắc xin cho trẻ em và thanh niên từ 11 đến 26 tuổi để ngăn ngừa nhiễm trùng từ các chủng HPV nguy cơ cao phổ biến nhất. Đây là những chủng liên quan đến ung thư cổ tử cung, hậu môn và đầu và cổ.

HIV

Đây là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm của toàn thế giới. CDC ước tính rằng 1,1 triệu người ở Hoa Kỳ đang sống với HIV, mặc dù tỷ lệ đang giảm. HIV thường lây lan qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo và hậu môn. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục bằng miệng là cực kỳ thấp.

HIV là căn bệnh sẽ theo người bệnh suốt đời mà không thấy bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm đầu. Những người nhiễm HIV trong thời gian đầu có thể chỉ xuất hiện các các triệu chứng giống như cảm cúm thông thường.

Xem thêm:  Rận mu: Nguyên nhân, Triệu chứng và phương pháp điều trị

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh lây nhiễm virus này. Tuy nhiên, những người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn, sống khỏe hơn bằng cách uống thuốc kháng virus trong suốt quá trình điều trị.

Cách nhận biết các bệnh truyền nhiễm?

Đối với việc sàng lọc các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Hiệp hội CDC khuyến cáo mọi người nên làm xét nghiệm hàng năm (ít nhất là 1 lần/ năm) đối với bệnh giang mai, chlamydia và lậu cho tất cả phụ nữ hoạt động tình dục dưới 25 tuổi và cho tất cả nam giới có hoạt động tình dục có quan hệ tình dục .

Những người bạn tình mới hay người quan hệ một lúc với nhiều bạn tình hoặc phụ nữ mang thai cũng nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra STI hàng năm. CDC cũng khuyến nghị tất cả thanh thiếu niên và người trưởng thành từ 13 đến 64 tuổi nên được xét nghiệm HIV ít nhất một lần trong đời.

Bạn có thể đến bác sĩ chuyên khoa hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra STI hoặc HIV. Nhiều phòng khám cung cấp các tùy chọn thử nghiệm miễn phí hoặc chi phí thấp. Kết quả xét nghiệm có thể khác nhau ở mỗi cá thể hoặc bệnh lây nhiễm.

Các loại xét nghiệm bao gồm:

  • Chlamydia và lậu: Lấy vùng sinh dục hoặc mẫu nước tiểu
  • HIV: Sử dụng tăm bông thấm trong miệng hoặc xét nghiệm máu
  • Herpes (không có triệu chứng): Xét nghiệm máu
  • Herpes (có triệu chứng): Lấy vùng bị ảnh hưởng bằng xét nghiệm máu theo dõi để kiểm tra lại kết quả
  • Giang mai: Xét nghiệm máu hoặc mẫu lấy từ một vết loét
  • HPV (mụn cóc ở miệng hoặc cổ họng): Chẩn đoán hình ảnh dựa trên các triệu chứng hoặc xét nghiệm pap

Một số điểm cần lưu ý

Mặc dù STD và STI thường lây lan qua quan hệ tình dục, nhưng vẫn có thể bị nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục bằng miệng. Do đó, sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác chính xác, mọi lúc là cách duy nhất để giảm nguy cơ và ngăn ngừa lây truyền.

Bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, ngay cả khi bạn đang trong một mối quan hệ lâu dài. Việc phát hiện sớm bệnh cũng như áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng bệnh phát triển và lây lan sang cho người khác.

Hoài Phương

Hoài Phương

Hoài Phương - Biên tập biên viên chính thức tại Rockit Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Rockit
Logo