Bệnh rối loạn lưỡng cực: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Cuộc sống càng hiện đại thì con người ngày càng phải đối diện với nhiều căn bệnh. Đặc biệt là những bệnh xuất phát từ tâm lý. Để chữa trị các bệnh về tâm lý của một người không phải là điều dễ dàng. Rối loạn lưỡng cực – một căn bệnh nghe có vẻ xa lạ nhưng biết đâu bản thân bạn hay người thân nào đó đang gặp phải nó và bạn không biết nên làm gì?

Vậy rối loạn lưỡng cực là gì? Những nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp để điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cùng Rockit tìm hiểu rõ hơn về nó qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm lý được đánh dấu bằng những thay đổi cực độ trong tâm trạng. Các triệu chứng có thể bao gồm các trạng thái tâm lý vô cùng phấn khích hoặc trạng thái trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là bệnh lưỡng cực hoặc hưng – trầm cảm.

Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát các suy nghĩ và hành động trong cuộc sống hàng ngày ở trường học, nơi làm việc hoặc trong việc duy trì các mối quan hệ xung quanh họ. Tuy rằng rối loạn lưỡng cực không có cách chữa trị triệt để, nhưng có rất nhiều những phương pháp điều trị tại nhà để có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của nó.

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực để hiểu hơn về bệnh lý này.

Sự thật rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực không phải là một bệnh lý về rối loạn não hiếm gặp. Trên thực tế, hơn 2,8 phần trăm (tương đương với 3 triệu) người Việt Nam đã trưởng thành được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Độ tuổi trung bình của những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực khi họ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng là vào 25 tuổi.

Trầm cảm do rối loạn lưỡng cực sẽ kéo dài ít nhất hai tuần. Trạng thái hưng cảm thì có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Một số người sẽ trải qua các giai đoạn thay đổi tâm trạng nhiều lần trong năm, trong khi những người khác sẽ hiếm khi trải qua những giai đoạn này.

Xem thêm bài viết: Bệnh mất trí Alzheimer: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Triệu chứng lưỡng cực

Có ba triệu chứng chính có thể xảy ra với rối loạn lưỡng cực: hưng cảm, hưng cảm ở mức độ nhẹ hơn (hypomania) và trầm cảm.

Trong lúc trải qua cơn hưng cảm, một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể cảm thấy cảm xúc dâng cao. Họ có thể sẽ cảm thấy phấn khích, bốc đồng, hưng phấn và tràn đầy năng lượng. Trong các giai đoạn hưng cảm, họ cũng có thể hoạt động với các hành vi như:

  • Chi tiêu quá mức.
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Sử dụng ma túy.

Hypomania thường sẽ có liên quan đến rối loạn lưỡng cực II. Nó tương tự như hưng cảm, nhưng nó chưa quá nghiêm trọng. Không giống như hưng cảm, hypomania sẽ không gây ra bất kỳ rắc rối nào tại nơi làm việc, trường học hoặc trong các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, những người mắc chứng hypomania vẫn sẽ nhận thấy những thay đổi trong tâm trạng của họ.

Trong giai đoạn trầm cảm bạn có thể sẽ gặp phải:

  • Cảm thấy nhiều nỗi buồn sầu.
  • Cảm thấy vô vọng.
  • Mất đi năng lượng.
  • Mất đi hứng thú với những hoạt động mà bạn đã từng thích.
  • Thời gian ngủ quá ít hoặc quá nhiều.
  • Có những ý nghĩ về tự tử.

Mặc dù đây không phải là một tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên rối loạn lưỡng cực sẽ có thể khó chẩn đoán vì các triệu chứng khác nhau của nó. Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về các triệu chứng thường xảy ra trong các giai đoạn của bệnh.

Triệu chứng lưỡng cực ở nữ giới

Nam giới và nữ giới được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực với số lượng ngang bằng nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng chính của rối loạn có thể sẽ khác nhau giữa hai giới tính. Trong nhiều trường hợp, nữ giới mắc chứng rối loạn lưỡng cực sẽ có thể:

  • Được chẩn đoán sau này trong cuộc đời, cụ thể ở độ tuổi 20 hoặc 30.
  • Có các cơn hưng cảm nhẹ hơn.
  • Trải qua nhiều giai đoạn trầm cảm hơn các giai đoạn hưng cảm.
  • Có khoảng từ bốn hoặc nhiều đợt hưng cảm và trầm cảm trong một năm, hay còn được gọi là rapid cycling.
  • Mắc phải các bệnh lý khác cùng một lúc, bao gồm bệnh tuyến giáp, béo phì, rối loạn lo âu và đau nửa đầu.
  • Có nguy cơ mắc phải rối loạn sử dụng rượu cao hơn.

Phụ nữ bị rối loạn lưỡng cực cũng có thể tái phát thường xuyên hơn. Điều này được cho là do sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh. Nếu bạn là nữ giới và nghĩ rằng mình có thể bị rối loạn lưỡng cực, thì những điều trên đây là những gì bạn cần biết về rối loạn lưỡng cực ở nữ giới.

Triệu chứng lưỡng cực ở nam giới

Cả nam giới và nữ giới đều trải qua các triệu chứng phổ biến của rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, nam giới cũng có thể gặp các triệu chứng khác với nữ giới. Nam giới bị rối loạn lưỡng cực có thể:

  • Được chẩn đoán ở độ tuổi sớm hơn so với nữ giới.
  • Trải qua các giai đoạn nghiêm trọng hơn, đặc biệt là các cơn hưng cảm.
  • Có vấn đề về lạm dụng chất kích thích.
  • Có nhiều hành động bất thường trong các giai đoạn hưng cảm.

Nam giới mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực ít có khả năng tự chăm sóc bản thân hơn so với nữ giới. Nam giới cũng có nhiều khả năng chết hơn do tự sát.

Xem thêm bài viết: Bệnh Crohn: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Các loại rối loạn lưỡng cực

Có ba loại rối loạn lưỡng cực chính: lưỡng cực I, lưỡng cực II và cyclothymia.

Lưỡng cực I

Lưỡng cực I được xác định bởi sự xuất hiện của ít nhất một giai đoạn hưng cảm. Bạn có thể trải qua giai đoạn hypomania hoặc trầm cảm trước và sau giai đoạn hưng cảm. Loại rối loạn lưỡng cực này ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới như nhau.

Lưỡng cực II

Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực này trải qua một giai đoạn trầm cảm lớn kéo dài ít nhất hai tuần. Họ cũng có ít nhất một giai đoạn hypomanic kéo dài khoảng bốn ngày. Loại rối loạn lưỡng cực này được cho là phổ biến hơn ở nữ giới.

Cyclothymia

Những người mắc chứng cyclothymia có các giai đoạn của hypomania và trầm cảm. Những triệu chứng này ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn hưng cảm và trầm cảm do rối loạn lưỡng cực I hoặc lưỡng cực II. Hầu hết những người mắc bệnh này chỉ trải qua một hoặc hai tháng và bình thường trở lại khi tâm trạng của họ ổn định.

Xem thêm:  Bệnh thấp khớp: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Khi bạn liên hệ với bác sĩ và đưa ra những triệu chứng, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán về loại rối loạn lưỡng cực mà bạn đang mắc phải. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về các loại rối loạn lưỡng cực ở trẻ em.

Rối loạn lưỡng cực ở trẻ em

Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực ở trẻ em đang có rất nhiều tranh cãi. Điều này phần lớn là do trẻ em không phải lúc nào cũng có các triệu chứng lưỡng cực giống như người lớn. Tâm trạng và hành vi của trẻ em cũng có thể không tuân theo các tiêu chuẩn mà bác sĩ sử dụng để chẩn đoán rối loạn ở người lớn.

Nhiều triệu chứng lưỡng cực xảy ra ở trẻ em cũng có sự trùng lặp với các triệu chứng từ một loạt các rối loạn khác có thể xảy ra ở trẻ em, chẳng hạn như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe tâm thần đã nhận ra các tình trạng xảy ra ở trẻ em. Chẩn đoán có thể giúp trẻ được điều trị, nhưng để đạt được những kết quả chuẩn xác có thể mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Chính vì thế, con bạn sẽ cần tìm kiếm sự chăm sóc đặc biệt từ một chuyên gia được đào tạo để điều trị cho trẻ em các vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý.

Giống như người lớn, trẻ em mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng sẽ trải qua các giai đoạn của tâm trạng dâng cao. Chúng có thể xuất hiện các trạng thái rất hạnh phúc và có dấu hiệu của hành vi kích động. Những giai đoạn sau đó là trầm cảm. Trong khi tất cả trẻ em trải qua thay đổi tâm trạng, những thay đổi gây ra bởi rối loạn lưỡng cực sẽ rất rõ rệt. Vì thế mà tâm trạng và hành vi cũng thường cực đoan hơn so với tâm trạng thất thường của một đứa trẻ.

Triệu chứng hưng cảm ở trẻ em

Các triệu chứng của giai đoạn hưng cảm ở trẻ em do rối loạn lưỡng cực có thể bao gồm:

  • Hành động rất ngớ ngẩn và cảm thấy hạnh phúc quá mức.
  • Nói chuyện nhanh và thay đổi nhanh đối tượng.
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung vào một vấn đề.
  • Tham gia vào các hoạt động mạo hiểm hoặc có tính rủi ro cao.
  • Dễ nóng giận, cáu gắt.
  • Khó ngủ và không cảm thấy mệt mỏi sau khi mất ngủ.

Triệu chứng trầm cảm ở trẻ em

Các triệu chứng của giai đoạn trầm cảm của trẻ do rối loạn lưỡng cực có thể bao gồm:

  • Hành động và cử chỉ buồn bã.
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
  • Có ít năng lượng cho các hoạt động bình thường hoặc không có dấu hiệu quan tâm đến bất cứ điều gì.
  • Thường phàn nàn về việc cảm thấy không khỏe, bao gồm đau đầu hoặc đau bụng thường xuyên.
  • Trải qua cảm giác vô giá trị hoặc cảm giác tội lỗi.
  • Ăn quá ít hoặc quá nhiều.
  • Suy nghĩ về cái chết và có thể tự tử.

Một số chẩn đoán khác

Một số vấn đề về hành vi mà bạn có thể chứng kiến ​​ở trẻ có thể là kết quả của một tình trạng khác. ADHD và các rối loạn hành vi khác có thể xảy ra ở trẻ em bị rối loạn lưỡng cực. Hãy liên hệ với bác sĩ và ghi lại những hành vi bất thường của con bạn, điều này sẽ giúp ích cho quá trình chẩn đoán.

Tìm ra chẩn đoán chính xác có thể giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị, từ đó giúp con bạn có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Bây giờ chúng ta sẽ Tìm hiểu thêm về rối loạn lưỡng cực ở thanh thiếu niên.

Rối loạn lưỡng cực ở thanh thiếu niên

Những hành vi bốc đồng của độ tuổi thanh thiếu niên ắt hẳn không có gì lấy làm lạ đối với các phụ huynh. Sự thay đổi về nội tiết tố, cộng với những tác động từ cuộc sống khi đến tuổi dậy thì, có thể khiến cho ngay cả thanh thiếu niên biết cư xử nhất cũng có vẻ hơi khó chịu hoặc quá xúc động theo thời gian. Tuy nhiên, một số thay đổi tâm trạng ở tuổi thanh thiếu niên cũng có thể là kết quả của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực.

Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực phổ biến nhất là trong những năm cuối tuổi thiếu niên và những năm đầu trưởng thành. Đối với thanh thiếu niên, các triệu chứng phổ biến của một cơn hưng cảm bao gồm:

  • Cảm thấy rất hạnh phúc.
  • Thể hiện ra ngoài các hành vi không đúng đắn.
  • Tham gia vào các hoạt động nguy hiểm.
  • Lạm dụng các chất kích thích.
  • Suy nghĩ về tình dục nhiều hơn bình thường.
  • Thường xuyên sử dụng các phương pháp kích dục hoặc hoạt động tình dục.
  • Khó ngủ nhưng không có dấu hiệu mệt mỏi khi bị mất ngủ.
  • Nóng tính và dễ cáu gắt.
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung, hoặc dễ bị làm phân tâm.

Đối với thanh thiếu niên, các triệu chứng phổ biến của một giai đoạn trầm cảm bao gồm:

  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
  • Ăn quá nhiều hoặc quá ít.
  • Tâm trạng cảm thấy buồn bã và có chút phấn khích.
  • Không có hứng thú hoặc tránh xa các hoạt động và bạn bè.
  • Suy nghĩ về cái chết và tự tử.

Chẩn đoán và điều trị rối loạn lưỡng cực có thể giúp thanh thiếu niên có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Mặc dù rối loạn lưỡng cực có thể khiến một người cảm thấy chán nản, nhưng nó không giống như tình trạng được gọi là trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực có thể gây ra cao và thấp, nhưng trầm cảm gây ra tâm trạng và cảm xúc luôn bị hạ thấp. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa rối loạn lưỡng cực và trầm cảm ngay phần bên dưới đây.

Lưỡng cực và trầm cảm

Rối loạn lưỡng cực có thể có hai thái cực là lên và xuống. Để chẩn đoán một người bị mắc bệnh lưỡng cực, người đó phải trải qua giai đoạn hưng cảm hoặc hypomania. Mọi người thường sẽ cảm thấy rất khó khăn trong giai đoạn rối loạn này. Khi đó, người bị mắc bệnh rối loạn lưỡng cực trong khi trải qua một tâm trạng thất thường, họ sẽ có thể cảm thấy rất sung sức và dễ bị kích động.

Một số người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng sẽ trải qua một giai đoạn trầm cảm, hoặc một tâm trạng xuống dốc trầm trọng. Khi một người bị rối loạn lưỡng cực đang trải qua một tâm trạng thất thường, họ có thể cảm thấy thờ ơ với mọi thứ, không có động lực và luôn buồn bã.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có triệu chứng này đều đang trong một trạng thái tồi tệ. Ví dụ, đối với một số người, một khi chứng hưng cảm của họ được điều trị, một tâm trạng bình thường có thể cảm thấy như bị trầm cảm vì họ từng rất thích các trò chơi mạo hiểm do các cơn hưng cảm đã gây ra trước đó.

Xem thêm:  Bệnh đa xơ cứng (MS): triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Nguyên nhân của rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh lý về rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến, nhưng nó lại là một bí ẩn đối với các bác sĩ và nhà nghiên cứu. Bởi sau một thời gian dài nghiên cứu, nguyên nhân chính xác của bệnh lý này vẫn chưa được tìm ra.

Một số nguyên nhân có thể gây ra rối loạn lưỡng cực bao gồm:

  • Di truyền học

Nếu ba mẹ, anh chị em hoặc một người thân trong gia đình của bạn bị rối loạn lưỡng cực, bạn sẽ có nhiều khả năng hơn những người khác mắc phải bệnh lý này. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là hầu hết những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực thì những thành viên trong gia đình họ trước đây chưa từng biểu hiện các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực ra ngoài.

  • Cấu tạo bộ não của bạn

Cấu trúc não của bạn có thể ảnh hưởng đến những nguy cơ mắc bệnh. Sự bất thường trong cấu trúc hoặc chức năng của não có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh rối loạn lưỡng cực.

  • Nhân tố môi trường

Không chỉ những nhân tố bên trong cơ thể có thể khiến bạn dễ mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực. Các yếu tố bên ngoài cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố này có thể bao gồm:

  • Căng thẳng cực độ.
  • Trải qua một cú sốc tâm lý trong cuộc sống.
  • Một số bệnh lý khác.

Các yếu tố ở trên có thể là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực ở nhiều người. Tuy nhiên, nhiều khả năng là sự kết hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài cùng góp phần làm cho sự phát triển của bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Rối loạn lưỡng cực do di truyền?

Rối loạn lưỡng cực có thể được truyền từ ba mẹ sang con. Một số nghiên cứu đã xác định có một sự liên kết về mặt di truyền mạnh mẽ ở những người bị rối loạn lưỡng cực. Nếu bạn có người thân bị mắc chứng rối loạn, khả năng bạn cũng mắc phải sẽ cao gấp bốn đến sáu lần so với những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những người có người thân mắc chứng rối loạn sẽ mắc phải nó. Ngoài ra, không phải ai mắc chứng rối loạn lưỡng cực đều có tiền sử gia đình đã bị mắc bệnh trước đó.

Tuy nhiên, rối loạn lưỡng cực do di truyền chiếm tỉ lệ cao trong số những người mắc bệnh. Vì thế, nếu như có một thành viên trong gia đình bị rối loạn lưỡng cực, bạn cũng nên có những kiểm tra với bác sĩ để có thể phát hiện bệnh kịp thời và ngăn ngừa nó tiến triển nặng hơn.

Rối loạn lưỡng cực thường trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị. Nhưng nếu bạn được điều trị sớm, bạn có thể có một cuộc sống khỏe mạnh. Vì thế chẩn đoán bệnh là rất quan trọng, chúng ta cùng tìm hiểu cách chẩn đoán bệnh ngay sau đây.

Chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực

Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực I liên quan đến một hoặc nhiều giai đoạn hưng cảm, hoặc các giai đoạn hỗn hợp (gồm cả hưng cảm và trầm cảm). Nó cũng có thể bao gồm một giai đoạn trầm cảm lớn, nhưng cũng có thể không. Chẩn đoán lưỡng cực II liên quan đến một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm chính và ít nhất một giai đoạn của hypomania.

Để được chẩn đoán mắc bệnh hưng cảm, bạn phải trải qua các triệu chứng của nó kéo dài ít nhất một tuần hoặc khiến bạn phải nhập viện. Bạn sẽ phải trải qua các triệu chứng này gần như mỗi ngày trong thời gian phát bệnh. Mặt khác, các giai đoạn trầm cảm chính sẽ phải kéo dài ít nhất hai tuần.

Bệnh này có thể khó chẩn đoán vì sự thay đổi tâm trạng có thể khác nhau. Việc chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên thậm chí sẽ còn khó khăn hơn, vì nhóm tuổi này thường có những thay đổi lớn hơn về tâm trạng, hành vi và mức năng lượng hoạt động.

Bác sĩ cũng có thể sử dụng các công cụ và xét nghiệm khác để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực. Cùng tìm hiểu về các xét nghiệm khác có thể giúp xác nhận chẩn đoán rối loạn lưỡng cực.

Xét nghiệm triệu chứng lưỡng cực

Một kết quả xét nghiệm sẽ không đưa ra được chẩn đoán rối loạn lưỡng cực. Thay vào đó, bác sĩ sẽ sử dụng một số bài kiểm tra. Chúng có thể bao gồm:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ tiến hành làm một bài kiểm tra thể chất đầy đủ. Họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để loại trừ các nguyên nhân khác của các triệu chứng của bạn.
  • Đánh giá sức khỏe tâm thần: Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần như một nhà tâm lý học hoặc một bác sĩ tâm thần. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần như rối loạn lưỡng cực.
  • Lập biểu đồ tâm trạng: Nếu bác sĩ nghi ngờ sự thay đổi hành vi của bạn là kết quả của rối loạn lưỡng cực, họ có thể yêu cầu bạn lập biểu đồ tâm trạng của bạn. Cách dễ nhất để làm điều này là viết nhật ký về cảm xúc của bạn và những cảm xúc này kéo dài bao lâu. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn ghi lại các thói quen sinh hoạt thường ngày của bạn.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán: Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM) là một phác thảo về các triệu chứng cho các rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhau. Các bác sĩ có thể theo dõi danh sách này để xác nhận chẩn đoán một cách đúng nhất.

Một số phương pháp điều trị có sẵn có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng rối loạn lưỡng cực. Cùng tìm hiểu về các phương pháp điều trị ở phần bên dưới.

Điều trị rối loạn lưỡng cực

Thuốc

Thuốc được khuyến nghị sử dụng trong điều trị rối loạn lưỡng cực có thể bao gồm:

  • Chất ổn định tâm trạng, chẳng hạn như lithium (Lithobid).
  • Thuốc chống loạn thần, chẳng hạn như olanzapine (Zyprexa).
  • Thuốc chống trầm cảm-thuốc chống loạn thần, như fluoxetine-olanzapine (Symbyax).
  • Các thuốc benzodiazepin, một loại thuốc chống lo âu như alprazolam ( Xanax ) có thể được sử dụng để điều trị ngắn hạn.

Tâm lý trị liệu

Phương pháp điều trị tâm lý được đề nghị có thể bao gồm:

  • Trị liệu hành vi nhận thức

Trị liệu hành vi nhận thức là một loại trị liệu nói chuyện. Bạn và một nhà trị liệu sẽ nói về những cách để kiểm soát chứng rối loạn lưỡng cực của bạn. Họ sẽ giúp bạn hiểu hơn về mô hình suy nghĩ của bạn. Họ cũng có thể giúp bạn đưa ra các chiến lược điều trị tích cực.

  • Tâm lý học
Xem thêm:  Dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Tâm lý học là một loại tư vấn giúp bạn và người thân của bạn có thể hiểu rõ hơn về các trạng thái rối loạn lưỡng cực. Khi biết thêm về rối loạn lưỡng cực sẽ giúp bạn và những người xung quanh bạn có thể kiểm soát và xử lý các triệu chứng của nó.

  • Trị liệu nhịp điệu giữa các cá nhân và xã hội

Liệu pháp nhịp điệu giữa các cá nhân và xã hội (IPSRT) tập trung vào việc điều chỉnh các thói quen hàng ngày như ngủ, ăn và tập thể dục. Cân bằng những thói quen cơ bản hàng ngày này có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực.

Các cách điều trị khác

Các lựa chọn điều trị khác có thể bao gồm:

  • Liệu pháp chống co giật (ECT).
  • Sử dụng thuốc ngủ.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng.
  • Châm cứu.

Thay đổi lối sống

Ngoài ra, một số bước đơn giản bạn có thể thực hiện ngay bây giờ để giúp kiểm soát các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực bao gồm:

  • Giữ một thói quen tốt cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
  • Học cách tự nhận biết về sự thay đổi tâm trạng của bản thân.
  • Hỏi một người khác về những sự thay đổi tâm trạng của mình.
  • Trao đổi thêm với bác sĩ về các vấn đề tâm lý và sức khỏe bạn đang gặp phải.

Thay đổi lối sống khác cũng sẽ có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng trầm cảm do rối loạn lưỡng cực.

Điều trị bằng phương pháp tự nhiên cho rối loạn lưỡng cực

Một số biện pháp tự nhiên có thể hữu ích cho việc kiểm soát các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, điều quan trọng là không sử dụng các biện pháp này mà không có những lời khuyên và tham khảo từ bác sĩ. Những phương pháp điều trị này có thể làm giảm hay phản ứng lại với loại thuốc bạn đang dùng.

Các loại thảo mộc và chất bổ sung sau đây có thể giúp ổn định tâm trạng của bạn và làm giảm các triệu chứng rối loạn lưỡng cực:

  • Dầu cá: Một nghiên cứu năm 2013 đã cho thấy những người ăn nhiều cá và dầu cá sẽ ít có khả năng mắc bệnh lưỡng cực. Bạn có thể ăn nhiều cá hơn để cung cấp lượng dầu một cách tự nhiên hoặc có thể dùng thực phẩm bổ sung không cần kê đơn (OTC).
  • Rhodiola rosea: Một nghiên cứu cho thấy rằng thảo dược này có thể là một nguyên liệu hữu ích để điều trị cho trầm cảm vừa. Nó có thể giúp điều trị các triệu chứng trầm cảm của rối loạn lưỡng cực.
  • S-adenosylmethionine (SAMe): SAMe là một bổ sung axit amin. Các nghiên cứu cho thấy nó có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm lớn và các rối loạn tâm trạng khác.

Các mẹo đối phó và hỗ trợ điều trị bệnh

Rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến hơn 60 triệu người trên toàn thế giới. Chính vì thế, nếu bạn nghĩ rằng bạn đang gặp phải các triệu chứng rối loạn lưỡng cực, hãy nhanh chóng tìm gặp đến bác sĩ.

Nếu bạn nghĩ rằng một người bạn hoặc người thân có thể bị rối loạn lưỡng cực, sự hỗ trợ và hiểu biết của bạn sẽ là điều rất quan trọng. Từ đó bạn có thể khuyến khích họ đến gặp bác sĩ và trình bày những triệu chứng mà họ đang mắc phải để nhanh chóng có những hướng điều trị kịp thời.

Những người đang trải qua một giai đoạn trầm cảm có thể có ý nghĩ tự tử. Vì thế, bạn nên nói về vấn đề tự tử một cách nghiêm túc. Trong trường hợp bạn nghĩ rằng ai đó có nguy cơ tự làm hại hoặc làm tổn thương người khác thì hãy ngay lập tức:

  • Gọi cấp cứu khẩn cấp tại địa phương của bạn.
  • Ở lại với người bị phát bệnh cho đến khi có sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế.
  • Loại bỏ tất cả các vật dụng có thể sử dụng gây hại như súng, dao, thuốc,…
  • Lắng nghe người mắc bệnh, nhưng đừng phán xét, tranh luận, đe dọa hoặc la hét.

Bệnh rối loạn lưỡng cực và các mối quan hệ

Khi nói đến việc kiểm soát một mối quan hệ trong khi bạn phải sống với chứng rối loạn lưỡng cực, trung thực sẽ giúp kiểm soát tốt nhất. Rối loạn lưỡng cực sẽ có thể tác động đến bất kỳ mối quan hệ nào trong cuộc sống của bạn, đặc biệt là mối quan hệ tình cảm. Vì vậy, hãy cởi mở và nói cho người khác biết về tình trạng của bạn.

Sẽ không có gì là đúng hay sai trong thời gian để nói với ai đó bạn bị rối loạn lưỡng cực. Hãy cởi mở và trung thực ngay khi bạn đã sẵn sàng. Hãy cân nhắc chia sẻ những sự thật này để giúp những người bên cạnh bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bạn đang mắc phải:

  • Khi bạn được chẩn đoán về rối loạn lưỡng cực.
  • Những gì bạn mong đợi trong giai đoạn trầm cảm.
  • Những gì bạn mong đợi trong giai đoạn hưng cảm.
  • Những tâm trạng và cung bậc cảm xúc bạn sẽ trải qua khi đối xử với những người xung quanh.
  • Những người bên cạnh có thể làm gì để giúp đỡ bạn.

Một trong những cách tốt nhất để các mối quan hệ của bạn được ổn thỏa chính là kiên trì với các phương pháp điều trị. Điều trị giúp bạn giảm các triệu chứng và giảm bớt mức độ nghiêm trọng trong sự thay đổi tâm trạng. Khi các triệu chứng của rối loạn được kiểm soát, bạn sẽ có thể tập trung hơn vào mối quan hệ của mình.

Sống chung với chứng rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm thần mãn tính. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ sống và đương đầu với nó đến hết cuộc đời. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể sống một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh.

Điều trị có thể giúp bạn kiểm soát sự thay đổi tâm trạng và giảm bớt các triệu chứng của bạn. Để có được sự điều trị phù hợp nhất, ngoài bác sĩ điều trị chính, bạn có thể tìm một bác sĩ tâm lý và nhà tâm lý học. Thông qua liệu pháp nói chuyện, các bác sĩ này có thể giúp bạn giảm bớt với các triệu chứng rối loạn lưỡng cực mà thuốc không thể giúp đỡ.

Bạn cũng có thể tìm kiếm một cộng đồng hỗ trợ. Tìm những người khác cũng đang sống chung với chứng rối loạn này và họ có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh và cùng nhau vượt qua nó.

Tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp với bạn đòi hỏi sự kiên trì. Tương tự như vậy, bạn cần phải kiên nhẫn với chính mình khi bạn học cách kiểm soát rối loạn lưỡng cực và dự đoán sự thay đổi tâm trạng của bạn. Cùng với những người ở bên cạnh chăm sóc bạn, bạn sẽ tìm ra những cách duy trì một cuộc sống bình thường, hạnh phúc và khỏe mạnh.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn và người thân. Nếu bạn có thêm những kinh nghiệm nào khác để điều trị căn bệnh này. Đúng ngại chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới nhé!

Hoài Phương

Hoài Phương

Hoài Phương - Biên tập biên viên chính thức tại Rockit Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Rockit
Logo