Bệnh đa xơ cứng (MS): triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh mãn tính ảnh hưởng trực tiếp đến não và tủy sống. Nguyên nhân chủ yếu vì các sợi thần kinh bị tổn thương do hệ thống miễn dịch tấn công myelin. Tuy không trực tiếp gây tử vong nhưng bệnh MS cũng có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng sau này.

Hiện nay không nhiều người thật sự hiểu rõ về căn bệnh MS này. Những chia sẻ sau đây của Rockit sẽ giúp bạn nắm bắt 1 số thông tin cơ bản. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc điều trị và sống chung với căn bệnh đa xơ cứng (MS).

Bệnh đa xơ cứng (MS) là gì?

Bệnh đa xơ cứng (MS) là 1 căn bệnh mãn tính liên quan đến hệ thần kinh trung ương (CNS). Căn bệnh này ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh ở tủy sống và não. Nguyên nhân là vì hệ thống miễn dịch tấn công myelin – 1 lớp bảo vệ xung quanh các sợi thần kinh. Khi myelin bị tấn công, sợi thần kinh sẽ bị viêm, sẹo hoặc tổn thương. Từ đó làm gián đoạn việc não gửi tín hiệu đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng (MS) là gì?

Những người bị bệnh đa xơ cứng (MS) sẽ trải qua 1 loạt những triệu chứng. Do bản chất của căn bệnh mà các triệu chứng sẽ khác nhau từ người này sang người khác. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cũng có thể thay đổi theo năm, theo tháng. Thậm chí có những người triệu chứng thay đổi theo từng ngày.

Tuy có rất nhiều triệu chứng nhưng bệnh đa xơ cứng (MS) cũng có 2 triệu chứng phổ biến nhất: mệt mỏi và khó khăn trong đi lại.

Mệt mỏi

Có đến 80% những người bị bệnh đa xơ cứng (MS) cho biết họ thường cảm thấy mệt mỏi. Mệt mỏi do bị bệnh MS có thể trở thành suy nhược, ảnh hưởng khả năng lao động và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Khó khăn trong đi lại

Người bị MS gặp khó khăn trong đi lại chủ yếu do 1 số nguyên nhân sau đây:

  • Tê chân hoặc tê bàn chân.
  • Gặp khó khăn khi giữ thăng bằng.
  • Yếu cơ.
  • Co cứng cơ bắp.
  • Các vấn đề về mắt như khó nhìn.
  • Mệt mỏi quá mức.

Việc đi lại khó khăn cũng có thể do gặp chấn thương khi bị té ngã.

Các triệu chứng khác

Sau đây là 1 số triệu chứng khác khá phổ biến của bệnh đa xơ cứng (MS):

  • Đau cấp tính hoặc mãn tính.
  • Run tay chân hoặc run người.
  • Các vấn đề nhận thức liên quan đến sự tập trung, trí nhớ và kỹ năng giải quyết tình huống.
  • Bệnh cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ.

Xem thêm bài viết: Đau cơ xơ và những điều bạn cần biết về căn bệnh này

Các loại bệnh đa xơ cứng (MS) 

Bệnh đa xơ cứng (MS) gồm các dạng sau đây:

Hội chứng cô lập lâm sàng (CIS)

Hội chứng cô lập lâm sàng (CIS) liên quan đến 1 loạt các triệu chứng kéo dài ít nhất 24 giờ. Những triệu chứng này là do tình trạng demyelination (tổn hại bao myelin) gây ra.

Hội chứng này có 2 dạng: monofocal và multifocal. Dạng monofocal có nghĩa là 1 tổn thương gây ra 1 triệu chứng. Dạng multifocal là có từ 2 tổn thương gây ra 2 triệu chứng trở lên.

Mặc dù 2 dạng này đều là đặc trưng của bệnh MS nhưng chúng không đủ để khiến người bệnh đến gặp bác sĩ chẩn đoán.

Nếu những tổn thương do bệnh MS gây ra thường xuyên tái phát, nhiều khả năng bạn sẽ bị chẩn đoán bệnh MS tái phát (RRMS). Ngược lại nếu những tổn thương này không tái xuất hiện, bạn sẽ ít có khả năng phát triển thành bệnh MS.

MS tái phát – thuyên giảm (RRMS)

MS tái phát – thuyên giảm (RRMS) liên quan đến các triệu chứng trở nên nặng hơn và sau đó bệnh tình thuyên giảm. Trong thời gian thuyên giảm, các triệu chứng sẽ bớt hoặc không phát triển bệnh.

RRMS là dạng bệnh MS phổ biến nhất và chiếm khoảng 85% trong tất cả các trường hợp.

MS tiến triển sơ cấp (PPMS)

Nếu bệnh MS của bạn phát triển thành MS tiến triển sơ cấp (PPMS), chức năng thần kinh sẽ dần dần trở nên tồi tệ hơn từ khi xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên cũng có khoảng thời gian các triệu chứng ổn định hoặc cải thiện hơn.

MS tái phát tiến triển (PRMS) là 1 thuật ngữ trước đây được sử dụng để mô tả sự phát triển của bệnh MS với các lần tái phát rõ ràng. Những chuyển biến của bệnh tương tự như MS tiến triển thứ cấp (SPMS).

Xem thêm:  Bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục ở nữ và những thông tin cần biết

MS tiến triển thứ cấp (SPMS)

Người bị MS tiến triển thứ cấp (SPMS) sẽ thấy ít xuất hiện tình trạng tái phát triệu chứng. Tuy nhiên 1 số người vẫn sẽ có đợt tái phát triệu chứng trong khi 1 số người thì không.

Điều quan trọng

Bệnh MS có thể thay đổi và phát triển theo thời gian nhưng bạn chỉ mang 1 loại bệnh MS ở cùng 1 thời điểm.

Xem thêm bài viết: Bệnh viêm xương khớp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cách điều trị bệnh MS

Không có cách chữa trị hết hoàn toàn căn bệnh MS nhưng bệnh nhân sẽ có nhiều lựa chọn về phương pháp điều trị.

Liệu pháp điều trị giảm nhẹ bệnh (DMTs)

Các liệu pháp điều trị giảm nhẹ bệnh (DMTs) được thiết kế để làm chậm quá trình phát triển bệnh và giảm tỷ lệ tái phát.

Các loại thuốc điều trị cho bệnh MS tái phát RRMS có tên gọi Glatiramer Acetate (Copaxone) hoặc thuốc dưới dạng Interferon như:

  • Avonex.
  • Betaseron.
  • Extavia.
  • Plegridy.
  • Rebif.

Thuốc uống dành cho dạng MS tái phát (RRMS) bao gồm:

  • Dimethyl fumarate ( Tecfidera ).
  • Fingolimod (Gilenya).
  • Teriflunomide (Aubagio).

Liệu pháp truyền dịch dành cho RRMS bao gồm:

  • Alemtuzumab (Lemtrada).
  • Natalizumab ( Tysabri ).
  • Mitoxantrone Hydrochloride chỉ dành cho dạng bệnh MS nặng.

Năm 2017, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt chất DMT đầu tiên cho những người bị PPMS. Thuốc tiêm này được gọi là Ocrelizumab (Ocrevus). Và nó cũng có thể được sử dụng để điều trị RRMS.

Không phải tất cả các loại thuốc MS đều có sẵn hoặc phù hợp cho mọi người. Bạn cần nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc hiện đang có trên thị trường, rủi ro và lợi ích của mỗi loại.

Các loại thuốc khác

Bác sĩ có thể kê thuốc Corticosteroid cho bạn, chẳng hạn như Methylprednisolone (Medrol) và Prednisone (Prednisone Intensol, Rayos) để điều trị tái phát.

Các phương pháp điều trị khác cũng có thể làm giảm những triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Bởi vì mỗi người sẽ chịu tác động khác nhau của bệnh MS. Do đó việc điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể của người bệnh.

Xem thêm bài viết: Chứng rối loạn da: triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Những dấu hiệu ban đầu của bệnh MS 

MS có thể xuất hiện tất cả triệu chứng cùng 1 lúc hoặc nó có thể nhẹ đến mức bạn dễ dàng bỏ qua không chú ý. Sau đây là 3 trong số các triệu chứng xuất hiện ban đầu phổ biến nhất của MS.

  • Tê và ngứa ran ảnh hưởng cánh tay, chân hoặc 1 bên mặt của bạn. Những cảm giác này tương tự như cảm giác kim đâm khi bạn bị tê chân. Tuy nhiên chúng thường xảy ra mà không rõ lý do.
  • Khả năng thăng bằng kém và chân yếu. Bạn có thể thấy mình dễ dàng vấp ngã khi đi bộ hoặc thực hiện 1 số hoạt động thể chất khác.
  • Đôi khi bạn cảm giác nhìn mờ hoặc mất 1 phần thị lực. Đây có thể là 1 dấu hiệu sớm của bệnh MS. Đôi khi bạn cũng có thể bị đau mắt.

Thực tế không có gì ngạc nhiên khi những triệu chứng ban đầu này biến mất rồi quay lại. Chúng có thể mất tích hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm giữa các đợt bùng phát .

Những triệu chứng trên đây có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên ngay cả khi bạn có những triệu chứng này cũng không có nghĩa bạn bị bệnh MS.

Nguyên nhân gây ra MS?

Nếu bạn bị MS, lớp myelin bảo vệ xung quanh các sợi thần kinh của bạn sẽ bị hỏng.

Người ta nghĩ rằng căn bệnh là kết quả của 1 cuộc tấn công hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nghĩ rằng có thể có 1 tác nhân như virus hoặc độc tố tấn công hệ thống miễn dịch.

Khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công myelin, nó gây ra viêm. Điều này dẫn đến mô sẹo hoặc tổn thương sợi thần kinh. Từ đó chúng làm gián đoạn tín hiệu giữa não và các bộ phận khác trong cơ thể.

Bệnh MS không phải là di truyền nhưng nếu bạn có cha mẹ hoặc anh chị em bị MS thì khả năng bạn bị bệnh cao hơn. Các nhà khoa học đã xác định được 1 số gen dường như làm tăng tính nhạy cảm đối với việc hình thành bệnh MS.

Xem thêm bài viết: Bệnh thấp khớp: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Cách chẩn đoán bệnh MS

Bác sĩ sẽ phải thực hiện kiểm tra thần kinh, tiền sử bệnh và 1 loạt các xét nghiệm khác để xác định xem bạn có bị MS hay không.

Xem thêm:  Bệnh vẩy nến: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Các xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương hoạt động và không hoạt động trên khắp não và tủy sống của bạn.
  • Kiểm tra thị giác: Thử nghiệm này đòi hỏi sự kích thích thần kinh để đo hoạt động điện trong não của bạn. Trong quá khứ, các xét nghiệm tiềm năng gợi lên thính giác và cảm giác cũng được sử dụng để chẩn đoán MS.
  • Lấy dịch tủy sống (chọc dò tủy sống): Bác sĩ có thể sử dụng 1 kim nhỏ để lấy dịch tủy sống trong cột sống của bạn. Phương pháp này có thể giúp loại trừ các bệnh truyền nhiễm.
  • Xét nghiệm máu: Các bác sĩ xét nghiệm máu để loại bỏ khả năng bạn bị những bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự.

Chẩn đoán MS sẽ kiểm tra việc tổn hại bao myelin ở những thời điểm khác nhau tại các khu vực như não, tủy sống hoặc dây thần kinh thị giác .

Việc chẩn đoán cũng giúp loại trừ các căn bệnh khác có triệu chứng tương tự như bệnh Lyme, Lupus và hội chứng Sjögren…..

Làm sao để sống chung với bệnh đa xơ cứng MS?

Hầu hết những người bị MS đều có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh và có 1 đời sống lành mạnh.

Thuốc

Khi bị bệnh MS bạn cần gặp bác sĩ có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh đa xơ cứng MS .

Nếu bạn thực hiện liệu pháp điều trị giảm nhẹ bệnh (DMTs), bạn cần đảm bảo bản thân tuân thủ lịch trình được đề xuất. Bác sĩ sẽ kê toa nhiều loại thuốc để điều trị các triệu chứng cụ thể.

Ăn kiêng và tập thể dục

Một chế độ ăn uống cân bằng, ít calo, nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ sẽ giúp bạn quản lý sức khỏe tốt hơn.

Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần, ngay cả khi bạn bị MS. Nếu vận động gặp khó khăn, bơi lội hoặc tập thể dục trong hồ bơi có thể giúp bạn. Bạn cũng có thể tham gia 1 số lớp học yoga được thiết kế chỉ dành cho những người bị MS.

Các liệu pháp khác

Hiện nay giới y học đang khan hiếm các nghiên cứu về hiệu quả của những liệu pháp khác. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nó không thể giúp đỡ người bệnh MS. Những liệu pháp sau có thể giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng và thoải mái hơn.

  • Thiền.
  • Xoa bóp thường xuyên.
  • Thái cực quyền.
  • Châm cứu.
  • Liệu pháp thôi miên.
  • Âm nhạc trị liệu.

Điều quan trọng

MS là 1 căn bệnh sẽ theo bệnh nhân suốt đời. Bạn sẽ đối mặt với những triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian.

Điều bạn cần tập trung chính là bày tỏ mối quan tâm của mình với bác sĩ. Đồng thời tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể biết về MS. Quan trọng bạn nên khám phá điều gì khiến bản thân cảm thấy thoải mái nhất.

Nhiều người bị MS thậm chí chọn cách chia sẻ những thách thức và cách đối phó của họ thông qua các nhóm hỗ trợ.

Chế độ ăn uống đối với những người bị MS là gì?

Chế độ ăn uống chưa được chứng minh là có ảnh hưởng đến căn bệnh MS nhưng nó có thể giải quyết 1 số vấn đề của bạn. Ví dụ nếu bạn mệt mỏi, chế độ ăn nhiều chất béo và carbohydrate sẽ gây hại cho sức khỏe.

Nên ăn

Chế độ ăn uống của bạn nên bổ sung:

  • Nhiều loại trái cây và rau quả.
  • Nguồn protein nạc chẳng hạn như cá và gia cầm không da.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn chất xơ khác.
  • Quả hạch.
  • Cây họ đậu.
  • Sản phẩm sữa ít béo.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.

Chế độ ăn uống càng lành mạnh thì sức khỏe của bạn càng tốt. Điều này không chỉ tác động tốt trong thời gian ngắn mà còn là nền tảng cho 1 tương lai khỏe mạnh hơn.

Không nên ăn

  • Chất béo bão hòa.
  • Chất béo trans.
  • Thịt đỏ.
  • Thực phẩm và đồ uống nhiều đường.
  • Thực phẩm giàu natri.
  • Thực phẩm chế biến sẵn.

Nếu bạn bị những căn bệnh khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tuân thủ chế độ ăn kiêng. Chế độ ăn kiêng đặc biệt như chế độ ăn keto, paleo cũng có thể giải quyết 1 số vấn đề mà những người bị MS gặp phải.

Xem thêm:  Bệnh Crohn: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bạn nên quan tâm việc đọc thành phần thực phẩm. Thực phẩm chứa nhiều Cholesterol nhưng ít chất dinh dưỡng sẽ không giúp sức khỏe tốt hơn.

Số liệu thống kê về MS

Theo Hiệp hội Bệnh đa xơ cứng Quốc gia, chưa có 1 nghiên cứu khoa học quốc gia nào về sự phổ biến của MS ở Hoa Kỳ kể từ năm 1975. Tuy nhiên, trong 1 nghiên cứu năm 2017, Hội ước tính có khoảng 1 triệu người Mỹ mắc bệnh MS.

Một số điều khác bạn nên biết:

  • MS là căn bệnh phổ biến rộng rãi nhất đối với tình trạng vô hiệu hóa thần kinh ở độ tuổi thanh niên trên toàn thế giới.
  • Hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh MS ở độ tuổi từ 20 đến 50.
  • Nhìn chung, MS phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Theo Hiệp hội Bệnh đa xơ cứng Quốc gia, RRMS phổ biến ở phụ nữ gấp 2 – 3 lần so với nam giới. Trong khi tỷ lệ PPMS ở phụ nữ và nam giới gần bằng nhau.
  • Tỷ lệ MS có xu hướng thấp hơn ở những khu vực gần xích đạo. Điều này có thể là do việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp con người dễ nhận vitamin D. Những người đến 1 khu vực mới trước 15 tuổi thường có nhiều yếu tố rủi ro mắc bệnh MS hơn.
  • Dữ liệu từ năm 1999 đến 2008 cho thấy chi phí trực tiếp và gián tiếp điều trị MS là từ $ 8,528 đến $ 54,244 mỗi năm. Liệu pháp điều trị giảm nhẹ bệnh (DMTs) hiện tại dành cho RRMS có thể có giá lên tới 60.000 đô la một năm.
  • Người Canada có tỷ lệ mắc bệnh MS cao nhất thế giới.

Ảnh hưởng của MS là gì?

Các tổn thương từ MS có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong hệ thần kinh trung ương (CNS) của bạn. Đồng thời ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.

Vấn đề vận động

Khi bạn già đi, 1 số triệu chứng từ bệnh MS có thể trở nên rõ rệt hơn. Nếu bạn có vấn đề về vận động như té ngã, bạn sẽ tăng nguy cơ gãy xương. Những căn bệnh khác như viêm khớp và loãng xương có thể làm tình trạng càng thêm trầm trọng.

Các vấn đề khác

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của MS là mệt mỏi. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ gặp 1 số vấn đề sau đây:

  • Phiền muộn.
  • Lo âu.
  • Trầm cảm
  • Một số người bị suy giảm nhận thức.

Điều quan trọng

Những vấn đề về vận động khiến người bệnh gặp khó khăn trong hoạt động thể chất dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Mệt mỏi và gặp khó khăn khi di chuyển cũng có thể tác động đến khả năng quan hệ tình dục.

Dự đoán về tiến triển bệnh MS của 1 người 

  • Hầu như không thể dự đoán bệnh MS sẽ tiến triển như thế nào ở 1 người.
  • Khoảng 10% đến 15% những người bị MS gặp các triệu chứng hiếm và ít nhất 10 năm mới chẩn đoán được bệnh. Điều này đôi khi được gọi là bệnh MS lành tính .
  • Khoảng 1 nửa số người bị MS sử dụng gậy hoặc các hình thức hỗ trợ khác sau khi nhận được chẩn đoán MS khoảng 15 năm. Ở tuổi 20, khoảng 60% vẫn còn có thể đi lại được và dưới 15% cần người hỗ trợ cho các nhu cầu sinh hoạt cơ bản.

Các loại MS

MS tiến triển sơ cấp thường phát triển nhanh hơn RRMS. Những người bị RRMS có thể sẽ thuyên giảm các triệu chứng trong nhiều năm.

Tuổi tác và giới tính

Bệnh thường tiến triển nhanh hơn ở nam so với nữ. Nó cũng có thể tiến triển nhanh ở những người được chẩn đoán bệnh sau 40 tuổi và ở những người có tỷ lệ tái phát cao.

Điều quan trọng

Sức khỏe và cuộc sống của bạn sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và việc bạn điều trị. Căn bệnh này hiếm khi gây tử vong nhưng vì diễn biến bệnh thường xuyên thay đổi nên người bệnh cần phải chú ý rất nhiều.

Hầu hết những người bị MS không bị tàn tật nặng và vẫn tiếp tục sống 1 cuộc đời bình thường.

Chúng tôi vừa tổng hợp những thông tin cơ bản giúp bạn có cái nhìn tổng quát về bệnh đa xơ cứng MS. Hy vọng sẽ có nhiều người ý thức hơn về căn bệnh này để từ đó lựa chọn cách sống phù hợp. Nếu áp dụng các phương pháp theo bài viết, bạn vẫn sẽ có thể sống tốt với căn bệnh MS cả đời.

Hoài Phương

Hoài Phương

Hoài Phương - Biên tập biên viên chính thức tại Rockit Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Rockit
Logo