Nguyên nhân và cách khắc phục những vấn đề thường gặp khi làm sữa chua

Cùng một công thức như nhau nhưng có người làm chỉ cần một lần là đã thành công, nhưng cũng có người 10 lần như 1 đều thất bại. Vậy đâu là nguyên nhân khiến thành quả không được như ý muốn? Liệu có thể khắc phục nó bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Rockit chúng tôi.

Vấn đề 1: Sữa chua bị nhớt

Làm sao để biết sữa chua bị nhớt?

Đó là khi bên ngoài trông rất đẹp, dù dốc ngược cũng không bị chảy ra khỏi hũ, nhưng dùng thìa múc xuống dưới thì mới “lộ nguyên hình”. Sữa dính lằng nhằng lại với nhau, trông cứ như là lòng trắng trứng gà, khi múc lên miếng sữa không thể tách rời nhau mà luôn có một phần kéo theo. Với kết quả này, dù chưa biết mùi vị nó như thế nào nhưng trông  “mặt mũi” thế này là mất hết điểm rồi.

Sữa chua bị nhớt

Sữa chua bị nhớt

Tại sao sữa chua lại ra “nông nỗi” này? Có khắc phục được không?

  • Do loại men và hàm lượng protein có trong sữa >>> nên dùng sữa có protein cao một chút, hoặc cho thêm chút sữa bột.
  • Do sữa bị nhiễm khuẩn trong quá trình lên men >>> giữ gìn vệ sinh môi trường ủ sữa chua, khử trùng hũ đựng sữa.
  • Ủ quá lâu ở nhiệt độ không ổn định >>> Hãy duy trì nhiệt độ ủ sữa ở 40 – 44 độ C, ủ trong vòng 6 – 8 tiếng là được.
  • Men cái chưa hết lạnh >>> Hãy để hũ sữa chua cái hết lạnh trước khi cho vào hỗn hợp sữa.
  • Quá trình ủ bị rung lắc mạnh >>> Đảm bảo sữa khi ủ phải được yên lặng, tránh để ở những nơi bị rung lắc.
  • Men cái với sữa trộn với nhau không đều, chỗ có chỗ không >>> Hãy khuấy đều hỗn hợp quyện với nhau trước khi phân chia nó vào hũ nhé!
  • Sữa tươi có lượng kháng sinh cao >>> Lưu ý chọn sữa tươi có lượng kháng sinh vừa phải.
Xem thêm:  Cách làm sữa chua không đường dễ như ăn kẹo

Vấn đề 2: Sữa chua bị tách nước

Nhận diện sữa chua bị tác nước:

Đó là khi sữa đi đường sữa, nước đi đường nước, nhìn chúng không có một sự liên quan nào ở đây cả. Nó giống như là hũ sữa chua sau khi làm thành công được đổ thêm một lớp nước bên trên.

Lớp nước này không vấn đề gì cả, bạn đừng bỏ nó đi mà phí chỉ là nó không được đẹp mắt thôi chứ giá trị dinh dưỡng vẫn lớn vô cùng. Nhưng nếu có ý định chiêu đãi bạn bè, người thân mà kết quả như thế này thì “mất mặt” thật. Vậy hãy tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục cho những lần sau.

Sữa chua bị tách nước

Sữa chua bị tách nước

Nguyên nhân sữa chua bị tách nước:

  • Nhiệt độ ủ sữa chua quá cao >>> Duy trì ở mức 40 – 44 độ C thôi nhé! Bỏ ngay suy nghĩ ủ ở những nơi có nhiệt độ cao là sữa chua nhanh đông đi.
  • Sữa bị lay động quá nhiều >>> Tìm chỗ nào “bình yên” trong vòng 6 – 8 tiếng để ủ sữa.
  • Sữa tươi dùng làm sữa chua có lượng kháng sinh cao >>> Lưu ý khi chọn sữa tươi nhé!

Vấn đề 3: Sữa chua không chua lắm

Sữa chua mà không chua sao gọi là sữa chua nữa. Sữa chua mà không chua ăn sẽ nhanh ngán bởi cảm giác ăn chẳng khác gì đang ăn sữa cả. Phải có vị chua vào để trung hòa các vị có bên trong, tạo thành một món ăn hội tụ nhiều vị: chua, ngọt, béo…

Sữa chua không chua do ủ thời gian ngắn

Sữa chua không chua do ủ thời gian ngắn

Sữa chua không chua lắm có 2 nguyên nhân:

Một là, thời gian ủ sữa chưa đủ. Thường thì ủ nhanh sữa sẽ ngọt và ủ lâu sữa sẽ chua hơn. Tuy nhiên lâu cũng chỉ ở thời gian khoảng 10 tiếng thôi nhé. Chứ lâu hơn nữa có khi lại phản tác dụng đấy.

Xem thêm:  Cách làm sữa chua hoa quả lần đầu được bật mí

Hai là, áp dụng công thức làm sữa chua của những người thích ngọt. Công thức làm sữa chua có nhiều vô cùng, mỗi người có mỗi cách làm khác nhau. Nếu sữa chua bạn làm không chua lắm, mặc dù được ủ thời gian dài thì có thể bạn đã áp dụng công thức của những người yêu thích vị ngọt. Ví dụ đối với công thức thông thường sẽ sử dụng 2 hũ sữa chua cái, nhưng những người thích ngọt họ sẽ tăng thêm lượng sữa đặc và bớt đi 1 hũ sữa chua cái chẳng hạn.

Vấn đề 4: Sữa chua không đủ ngọt

Ngược lại với hiện tượng sữa chua không đủ chua, sữa chua không đủ ngọt xảy ra bởi 2 nguyên nhân sau đây:

Một, sữa chua ủ quá lâu. Nếu muốn ăn sữa chua ngọt hãy kết thúc thời gian ủ sớm hơn, khoảng 6 tiếng chẳng hạn.

Hai, cho quá nhiều sữa chua cái và ít sữa đặc. Vậy muốn ngọt hãy tăng lượng sữa đặc hoặc cho thêm đường vào. Mình ủng hộ cách tăng sữa đặc vì nó giúp tăng cả lượng protein có trong sữa, giúp sữa chua có được độ đông đặc và mịn tuyệt vời hơn.

Sữa chua không ngọt do ủ sữa quá lâu

Sữa chua không ngọt do ủ sữa quá lâu

Vấn đề 5: Sữa chua không đông

Có rất nhiều người gửi thắc mắc về cho chúng tôi hỏi rằng tại sao họ làm đúng như hướng dẫn, ủ đúng số tiếng cần thiết mà tại sao sữa chua sau 10 tiếng ủ mà vẫn không thể đông lại? Ở đây chúng tôi xin được trình bày luôn để tất cả mọi người đều rút kinh nghiệm.

Sữa chua không đông do ủ ở nhiệt độ quá cao

Sữa chua không đông do ủ ở nhiệt độ quá cao

Sữa chua không đông nói ra thì rất dài dòng nên có thể nói tóm gọn trong những nguyên nhân sau đây:

  • Do chất lượng men không tốt, men cũ, có ít vi khuẩn hoặc vi khuẩn men yếu.
  • Do sữa có lượng kháng sinh cao ảnh hưởng đến men.
  • Do nhiệt độ sữa hoặc nhiệt độ ủ quá cao khiến vi khuẩn lên men bị chết hết.
Xem thêm:  Cách làm sữa chua nếp cẩm ngon hết ý

Hi vọng với những kiến thức về các vấn đề thường gặp khi làm sữa chua mà chúng tôi cung cấp trên sẽ giúp bạn rút kinh nghiệm làm sữa chua cho những lần sau.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Nguồn bài viết: Rockit

Hoài Phương

Hoài Phương

Hoài Phương - Biên tập biên viên chính thức tại Rockit Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Rockit
Logo